Những khó khăn, tồn tại trong công tác chuyển quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2008-2012 (Trang 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.4. Những khó khăn, tồn tại trong công tác chuyển quyền sử dụng đất

xã Bắc Kạn

Qua kết quả điều tra bằng phiếu phỏng vấn đối với cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn nghiên cứu tại thị xã Bắc Kạn cho thấy:

Mặc dù tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi còn nghèo, lạc hậu về nhiều mặt nhưng khu vực thị xã lại hiện đại hơn các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tăng cao dẫn đến trình độ dân trí cũng tăng lên. Trình độ cán bộ các ngành nói chung cũng như ngành quản lý đất đai nói riêng đã được củng cố, đặc biệt là đối với các ngành tiếp xúc trực tiếp với người dân. Bản thân các cán bộ tự trau dồi kiến thức chuyên môn, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật phục vụ cho chính công việc của mình và phục vụ người dân.

Do đó, trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ quản lý khá sâu sắc. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật về đất đai vẫn còn chồng chéo, còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn. Hơn nữa, sự hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế, sự phối hợp giữa người dân và cán bộ quản lý chưa đồng nhất do đó công tác chuyển quyền sử dụng đất nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc mua bán trao tay, không khai báo chính quyền, không làm thủ tục hành chính về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tên chủ sử dụng….là những vấn đề nan giải, khó giải quyết tồn tại nhiều năm qua.

Về phía người dân, nhìn chung ý kiến của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất đa phần đều đúng thủ tục hành chính Nhà nước, nhanh gọn, cán bộ quản lý nhiệt tình, hướng dẫn chu đáo, cụ thể cho người dân.

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dân cho rằng thủ tục quá rườm rà, phức tạp, để hoàn thiện một hồ sơ về đất đai phải tốn nhiều thời gian, liên quan đến nhiều “cửa”, nhiều cơ quan (cơ quan thuế, cơ quan công chứng, chứng thực, tài nguyên và môi trường…), nhiều loại giấy tờ cần phải hoàn thiện. Do đó họ cảm thấy “ngại” trong việc thực hiện bất kỳ một thủ tục hành chính nào đó về đất đai.

Một số ít người lại đánh giá riêng về cán bộ quản lý tại thị xã, còn thiếu trách nhiệm, gây nhũng nhiễu với người dân, thiếu nhiệt tình trong công việc, hướng dẫn không cụ thể, khó hiểu khiến người sử dụng đất phải đi lại nhiều lần, tiêu tốn thời gian và công sức.

Về các văn bản trong lĩnh vực đất đai có nhiều chỗ còn khó hiểu, người dân chưa tiếp cận được do vậy việc nắm rõ luật pháp hay các thủ tục hành chính cũng như nghĩa vụ của người sử dụng đất với Nhà nước không thể thực hiện được đúng như quy định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2008-2012 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)