Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2008-2012 (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3.4. xuất giải pháp

- Giải pháp thể chế chính sách - Giải pháp kỹ thuật

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để có kết quả điều tra tốt nhất và đánh giá được sự hiểu biết của người dân cân bằng nhất, có thể chọn khu vực nghiên cứu theo vùng như sau:

Chọn 1 phường trung tâm thị xã (phường Đức Xuân), 1 phường vùng ven thị xã (Nguyễn Thị Minh Khai) và 2 xã (xã Huyền Tụng – phía bắc thị xã, xã Xuất Hoá – phía nam thị xã).

Chọn hộ điều tra: Chọn các hộ thuộc các xã phường nghiên cứu trên địa bàn thị xã (30hộ/xã,phường) và tiến hành điều tra bằng các phiếu phỏng vấn.

Điều tra các cán bộ thực hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất (cán bộ địa chính 8 xã phường (8 người) và cán bộ đang làm việc tại Văn phòng đăng ký QSD đất và phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã (6 người))

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài gồm: Báo cáo qua các năm của các phòng ban trên địa bàn thị xã: UBND thị xã, UBND xã, phường, phòng Tài nguyên và Môi trường …

2.4.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra của:

+ Các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu: Phỏng vấn các hộ dân đã từng thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã để biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất.

+ Các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Phỏng vấn các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn để từ đó đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong công tác này.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các QSD đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất.

Tổng hợp số liệu về tình hình chuyển quyền sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND thị xã Bắc Kạn và các phòng chuyên môn.

Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng biểu số liệu.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này để tiến hành thực hiện đề tài một cách có hiệu quả.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của thị xã Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Bắc Kạn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm về phía Nam của tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 13.688,00 ha, giới hạn tọa độ địa lý 2208'5'' đến 2209'23'' vĩ độ Bắc từ 105049'30'' đến 105051'15'' kinh độ Đông, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt(Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong, huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục, huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị, huyện Bạch Thông.

Thị xã Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên nếu so với nhiều thị xã khác trên địa bàn vùng Đông Bắc thì thị xã Bắc Kạn còn có nhiều hạn chế, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện vẫn còn thiếu và chất lượng thấp, kém hiện đại.

3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên

a) Đặc điểm địa hình:

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm theo hai bờ sông Cầu xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 đến 200m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Nang (xã Dương Quang) cao 746m, Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728m. Nhìn chung thị xã Bắc Kạn bao gồm ba loại địa hình chính:

+ Địa hình núi đá vôi tập trung ở phía Nam xã Xuất Hóa, có địa hình phức tạp. + Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150m đến 160m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất.

+ Địa hình thung lũng: Hầu hết các phường nội thị, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.

b) Khí hậu:

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Nhiệt độ: Trung bình năm 21,80

C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất: 14,7oC.

+ Lượng mưa: Trung bình năm: 1.436 mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1.

+ Tổng số giờ nắng trung bình: 1540- 1750 giờ/năm.

+ Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm: 83%, tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất: 89% (tháng 3 và 4) và tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất: 80% (tháng 11, 12).

+ Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa nhưng do có các dãy núi bao bọc nên tốc độ gió nhỏ hơn so với các vùng khác.

Nhìn chung khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nền nhiệt cao, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

c) Thuỷ văn:

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn sông Cầu (Sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn dài 100 km và qua địa phận thị xã Bắc Kạn dài khoảng 20km, chiều rộng trung bình 40m) và các suối chảy qua địa bàn thị xã như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Thị Xã, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sông, suối có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.

Sông Cầu chảy từ phía Tây sang phía Đông là con sông có chế độ thuỷ văn khá phức tạp đặc biệt vào mùa mưa lũ thường có ảnh hưởng đền khu vực hai bên bờ sông, đây là nguồn nước chính, phục vụ cho bà con nhân dân, ngoài ra còn hệ thống suối và ngầm tương đối đều khắp trên địa bàn để đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa, vào mùa khô vẫn bị khan hiếm.

Hệ thống mương thuỷ lợi, phai, đập của được xây dựng và cải tạo nâng cấp kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu cấp thoát nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

d) Hệ thống giao thông:

Thị xã Bắc Kạn có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh. Có tuyến quốc lộ 3 và tỉnh lộ 257 chạy qua kết hợp với các đường nội thị tạo thành mạng lưới giao thông phát triển, đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi giữa các vùng.

3.1.1.3. Đặc điểm các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất - Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2011 thị xã Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên

(DTTN) là 13.688,00 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.261,60 ha, chiếm 82,27% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.195,39 ha, chiếm 10,61% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 13,88% DTTN.

- Thổ nhưỡng

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chính sau:

+ Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

+ Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

+ Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày (tới trên 1m) nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp, chua và nghèo dinh dưỡng.

+ Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m, có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô hàm lượng mùn cao, tốc độ

phân giải chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

b) Tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn thị xã hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

- Nguồn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị Xã (suối Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thị xã đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị xã Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.

c) Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.

d) Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn thị xã Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể, ví dụ như: Đá vôi (tập trung chủ yếu ở Xuất Hoá, hiện đang được khai thác), cát với trữ lượng khá, được khai thác và đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong địa bàn thị xã.

e) Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành thị xã Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Với lịch sử phát triển lâu đời đã đem lại cho thị xã Bắc Kạn một kho tàng nhân văn phong phú. Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chính, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (47%), dân tộc kinh chiếm (45%). Ngoài ra ở thị xã còn có một số dân tộc ít người khác như Sán Dìu, Mông... Dân cư đô thị của thị xã chủ yếu làm việc trong các công sở Nhà nước và dịch vụ thương mại; một số làm việc trong khu vực công nghiêp - xây dựng nhưng không lớn. Dân cư nông thôn chủ yếu làm việc trong khu vực nông - lâm nghiệp, dịch vụ sản xuất và buôn bán nhỏ.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã Bắc Kạn

3.1.2.1. Tình hình phát triển chung

a) Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2013 của thị xã đạt 13,5%, trong đó: ngành thương mại, dịch vụ tăng 26,01%; ngành công nghiệp – TTCN tăng 26,86%; ngành nông, lâm nghiệp tăng 8,0%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,0%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 336.772 triệu đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng xã hội trên địa bàn đạt 704.351 triệu đồng; trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 174.882 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 19,26 triệu đồng/người/năm.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu kinh tế cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm tương đối ngành nông nghiệp.

Tỷ trọng thương mại – dịch vụ trong GDP tăng từ 42,20% năm 2000 lên 46,50% năm 2005 và năm 2010 đạt 50,06%. Như vậy sau khoảng 10 năm, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng 7,86%. Cùng với thương mại – dịch vụ thì tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cũng tăng lên, từ 32,20% năm 2000 lên

36,50% năm 2005 và khoảng 40,37% năm 2010. Bên cạnh việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ thì ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 25,30% năm 2000 xuống 17,00% năm 2005 và đến năm 2010 khoảng 9,59%.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2013

ĐVT: %

Chỉ tiêu Hiện trạng cơ cấu

2000 2005 2010 2013

Cơ cấu GDP 100 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 25,30 17,00 9,59 11,63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2008-2012 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)