quy hoạch xây dựng ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP thì bản đồ khảo sát địa hình là một trong những căn cứ để tiến hành lập quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên, đối với các điểm dân cư nông thôn, nếu khu vực nào không có bản đồ địa hình thì có thể sử dụng bản đồ địa chính để lập đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2005/NĐ-CP, nhưng trong quá trình điều tra sổ liệu, khảo sát thực địa phải cập nhật, bổ sung các thông tin, số liệu hiện trạng phục vụ cho công tác nghiên cứu quy hoạch.
Câu hỏi 23: Tại sao phải quy hoạch điểm dân cư nông thôn? Khi một xãcó nhiều điểm dân cư thì trình tự thực hiện quy hoạch thế nào? có nhiều điểm dân cư thì trình tự thực hiện quy hoạch thế nào?
1. Để bảo đảm thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh phát triển dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các điểm dân cư nông thôn, tạo công việc làm cho người lao động; quản lý công tác xây dựng nông thông, tổ chức cuộc sống cho các khu dân cư nông thôn ngày càng tốt hơn nhằm đảm bảo môi trường sống phát triển bền vững... các điểm dân cư nông cần phải có quy hoạch xây dựng.
2. Khi một xã có nhiều điểm dân cư việc quy hoạch xây dựng được thực hiện theo 2 bước
Bước 1. Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn được lập trên phạm vi ranh giới hành chính cho từng xã).
Nội dung cơ bản của bước 1 bao gồm: phân tích hiện trạng quy mô dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế - xã hội; dự báo dân số cho từng giai đoạn quy hoạch; bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ chung toàn xã; xác định vị trí các khu vực cấm xây dựng và các giải pháp bảo vệ môi trường.
Bước 2: Quy hoạch xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch xây dựng từng điểm dân cư nông thôn. Việc chọn điểm dân cư quy hoạch do chủ tịch UBND xã quyết định, sau khi có Nghị quyết của HĐND xã.
Nội dung cơ bản của bước 2 bao gồm: phân tích hiện trạng sử dụng đất đai; dự báo quy mô sử dụng đất đai cho từng giai đoạn quy hoạch; quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bố trí cụ thể, chi tiết các công trình xây dựng, công trình phải bảo tồn; cải tạo chỉnh trang; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; dự kiến những hạng mục công trình ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
Câu hỏi 22: Trách nhiệm của HĐND các cấp trong công tác quy hoạchxây dựng? xây dựng?
Trách nhiệm của HĐND các cấp trong công tác quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 15, 17, 19, 21, 28, 30 của Luật Xây dựng và mục V- Thông tư 15/2005/TT-BXD, cụ thể :
- HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thuộc địa giới hành chính tỉnh; thông qua quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, các đô thị mới có quy mô tương đương quy hoạch chung xây dựng các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các khu chức năng khác ngoài đô thị (du lịch, bảo tồn, khu di tích, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha ; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, công nghiệp địa phương,...) có quy mô nhỏ hơn 500 ha; các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt;.
- HĐND cấp huyện thông qua nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện; quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 4, 5 ; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của
đô thị loại 4 loại 5; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung,
- HĐND xã thông qua nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn.
Với chức năng giám sát, HĐND các cấp có trách nhiệm giám sát việc tổ chức triển khai, công bố quy hoạch, cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt; tiếp thu ý kiến của dân, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền; quyết định việc bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch xây dựng.