Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Landco (Trang 42)

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Đơn vị tính: lần

Chỉ số Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 11-12 12-13

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,28 1,28 1,35 0 0,07

Khả năng thanh toán nhanh 0,93 1,01 0,97 0,08 -0,03

Khả năng thanh toán tức thời 0,02 0,02 0,08 0,00 0,06

Khả năng thanh toán ngắn hạn: cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo

bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tại năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 1,28 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn giữ ở mức 1,28 do tài sản ngắn hạn tăng 8.198 triệu đồng(19,6%) và nợ ngắn hạn cũng tăng 6.612 triệu đồng(20,3%). Cho đến năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn đã tăng thêm 0,07 lần lên 1,35 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn bây giờ sẽ được đảm bảo bằng 1,35 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty ở mức khả quan, khá an toàn. Qua 3 năm các chỉ số này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng trở lại vào năm 2013 cho thấy Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn nên khả năng thah toán ngắn hạn của công ty an toàn.

Khả năng thanh toán nhanh: cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn mà không kể đến giá trị lưu kho. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng 0,08 lần từ 0,93 lên đến 1,01 so với năm 2011. Lúc này 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 1,01 đồng tài sản ngắn hạn (không kể giá trị lưu kho) cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn được đảm bảo nhưng không phải ở mức an toàn. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,97 nguyên nhân chủ yếu do giá trị hàng tồn kho tăng mạnh lên tới 15.091 triệu đồng (tăng 42,61%) so với năm 2012 trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ tăng 7,43%, nợ ngắn hạn tăng 1,33%. Điều này cho

thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn tương đối khả quan song công ty cũng có thể gặp khó khăn đối với các khoản nợ gần đến hạn cần thanh toán gấp.

Khả năng thanh toán tức thời: cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo

bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương với tiền của công ty. Từ năm 2011 và 2012, chỉ tiêu này đều ở mức 0,02 do tiền và các khoản tương đương với tiền, cùng với nợ ngắn hạn trong năm 2012 đều tăng và tăng chênh lệch không đáng kể. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,06 lần lên 0,08 lúc này 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,08 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Sự gia tăng này là do tiền và các khoản tương đương với tiền năm 2013 tăng 291,74% nhiều hơn so với mức độ tăng của nợ ngắn hạn 1,33%. Với mức 0,08 lần có thể thấy doanh nghiệp không dự trữ nhiều tiền mặt có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Nhận xét: Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều đạt mức lớn hơn 1 và xấp xỉ 1. Cho thấy khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo tương đối. Tuy chất lượng các khoản phải thu tốt nhưng việc các chỉ số này vẫn luôn dao động không ổn định vẫn có thể mang đến rủi ro thanh khoản cho công ty.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả nănghoạt động

Bảng 2.12. Vòng quay các khoản phả thu 2011-2013 Chỉ số Đơn vị

tính

Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Doanh thu thuần Tr.đồng 91.402 88.347 100.134 (3.055) 11.787 Phải thu khách hành Tr.đồng 24.742 33.380 34.125 8.638 745

Hệ số thu nợ vòng 3,69 2,65 2,93 (1,05) 0,29

Kỳ thu tiền TB ngày 97 136 123 39 (13)

Vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh

nghiệp càng nhanh, giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. Năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 3,69 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 97 ngày có nghĩa là công ty mất bình quân 97 ngày để có thể thu đuợc một khoản phải thu. Năm 2012 vòng quay khoản phải thu là 2,65 vòng, giảm 1,05 vòng so với năm 2011 và số ngày công ty cần cho một khoản phải thu tăng 39 ngày lên 136 ngày. Nguyên nhân của việc số vòng quay giảm là do thời gian thu hồi các khoản phải thu tăng từ các nhóm khách hàng có doanh số lớn kéo dài hơn trước khoảng 30 ngày làm cho các khoản phải thu tăng 8.638 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu thuần lại giảm 3.055 triệu đồng do doanh thu từ các nhóm khách hàng truyền thống trong những năm qua là Ngân hàng đã giảm khá nhiều. Đến năm 2013 vòng quay khoản phải thu là 2,93 vòng, tăng 0,29 vòng so với

44

năm 2012 làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm xuống còn 123 ngày. Có được sự thay đổi tích cực này là do Công ty đang phát triển hiệu quả với nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng mới tiềm năng: Tổng công ty Hàng không, EVN… làm cho doanh thu của công ty tang 11.787 triệu đồng so với năm 2012. Cùng với đó thì các khoản phải thu trong năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012 (tăng 745 triệu đồng)

Có thể thấy qua 3 năm kỳ thu tiền bình quân của công ty đang giữ ở mức cao nguyên nhân một phần cũng do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên việc niệm thu công trình cần một thời gian dài hơn. Bên cạnh đó công ty có sử dụng chính sách bán trả chậm cho những đối tượng khách hàng lâu năm có năng lực tài chính tốt. Tuy nhiên, công ty vẫn nên có biện pháp để rút ngắn chỉ số này để góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng vòng quay của vốn.

Bảng 2.13. Vòng quay hàng tồn kho 2011-2013 Chỉ số Đơn vị

tính

Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Giá vốn hàng bán Tr.đồng 71.294 70.467 79.106 (827) 8.639 Giá trị lưu kho Tr.đồng 11.636 10.582 15.091 (1.054) 4.509 Hệ số lưu kho vòng 6,13 6,66 5,24 0,53 (1,42) Thời gian luân

chuyển kho TB ngày 59 54 69 (5) 15

Vòng quay hàng tồn kho: Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho của công ty là

6,13 vòng có nghĩa là hàng tồn kho luân chuyển 6,13 lần 1 năm để tạo ra doanh thu, tuơng đuơng mất 59 ngày 1 lần. Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 6,66 vòng, tăng 0,53 vòng so với năm 2011, tương ứng với số ngày tồn kho giảm còn 54 ngày. Điều này là do giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 827 triệu đồng trong khi giá trị hàng tồn kho của công ty giảm 1.054 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 tuy giá vốn hàng bán tăng mạnh lên tới 79.106 triệu đồng (tăng 11.788 triệu đồng so với năm 2012) nhưng hàng tồn kho cũng tăng 4.509 triệu đồng nên chỉ số vòng quay hàng tồn kho vẫn giảm xuống còn 5,24 vòng tương ứng số ngày tồn kho tăng lên 69 ngày. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Công ty Landco đã thực hiện cùng lúc nhiều công trình hơn, với giá trị lớn hơn do đó làm cho chi phí SXKD dở dang tăng cao dẫn đến sự gia tăng của hàng tồn kho.

Bảng 2.14. Hiệu suất sử dụng Tài sản 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ số Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Doanh thu thuần Tr.đồng 91.402 88.347 100.134 (3.055) 11.787 Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 41.761 49.959 53.670 8.198 3.711 Tài sản dài hạn Tr.đồng 23.453 22.352 21.475 (1.101) (877) Tổng tài sản Tr.đồng 65.213 72.311 75.145 7.098 2.834 Hiệu suất sử dụng TSNH lần 2,19 1,77 1,87 (0,42) 0,10 Hiệu suất sử dụng TSDH lần 3,90 3,95 4,66 0,06 0,71 Hiệu suất sử dụng tổng TS lần 1,40 1,22 1,33 (0,18) 0,11

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,6

lần, đến năm 2012, hiệu suất này đã giảm còn 1,3 lần, bình quân 1 đồng tài sản trong năm này tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra 1,3 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm do mức giảm của Doanh thu thuần (3.055 triệu đồng, tương đương 3,34%) ít hơn mức tăng của Tổng tài sản là 10,88%,. Sự chênh lệch này đã tạo ra khả năng giảm sút của chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn ở mức an toàn. Năm 2013 chỉ số này đã tăng lên 1,4 do sự tăng mạnh của doanh thu thuần từ 88.347 triệu đồng năm 2012 lên 100.134 triệu đồng.

Hiệu suất sử dụng TSNH: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử

dụng trong kì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm 0,42 lần xuống còn 1,77 so với năm 2011. Lúc này công ty sử dụng một đồng TSNH thì đem lại 1,77 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 1,87 lần do TSNH tăng thêm 3.711 triệu đồng nhỏ hơn so với mức tăng 11.787 triệu đồng của doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSDH: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng

bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm từ 3,9 năm 2011 lên đến 4,66 vào năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản dài hạn ngày càng được tăng lên.

Nhận xét: Các chỉ tiêu năng lực hoạt động của Công ty duy trì tương đối ổn định, các con số phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty ở mức khá

46

2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Bảng 2.15. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Đơn vị tính: lần Chỉ số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13 Tỷ số nợ/Tổng tài sản 0,51 0,54 0,53 0,03 (0,01) Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu 1,03 1,20 1,12 0,17 (0,08) Khả năng thanh toán lãi vay 1,60 0,80 1,73 (0,80) 0,93

Tỷ số nợ/Tổng tài sản: Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty Lanco ở

mức 0,51 , có nghĩa là 51% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ và nợ chiếm 51% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012: tỷ lệ này khá ổn định, chỉ tăng 0,03 so với năm 2011 và ở mức 54%. Tổng nợ năm 2012 tăng 19% tương ứng 6.305 triệu đồng và tổng tài sản của công ty cũng tăng 11% tương ứng 7.098 triệu đồng cho thấy ngoài việc công ty sử dụng nợ để mở rộng sản xuất. Năm 2013 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 0,53 giảm 0,01 so với năm 2012 cho thấy 53% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. Tổng nợ của công ty chỉ tăng 280 triệu động tương đương 1% trong khi tổng tài sản tăng 2.834 (4%) cho thấy lượng tài sản đầu tư để mở rộng sản xuất trong năm 2013 của công ty được huy động thêm bằng vốn chủ sở hữu.

Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu: Năm 2011 chỉ số này bằng 1,03 có nghĩa là công ty

đang sử dụng lượng nợ gấp 1,03 lần vốn chủ sở hữu, hay nói khác đi là tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sử dụng 1,06 đồng nợ. Năm 2012: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 0,17 so với năm 2011 lên mức 1,2 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng nợ của công ty là 6.305 triệu đồng (19%) lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của công ty là 793 triệu đồng (2%). Năm 2013: Tỷ số này của công ty là 1.12 lần, giảm 0,08 lần so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự gia tăng vốn chủ sở hữu của công ty từ 32.932 triệu đồng lên đến 35.485 triệu đồng

Khả năng thanh toán lãi vay: Năm 2011: Khả năng thanh toán lãi vay của công

ty là 1,6 lần, có nghĩa là công ty tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 1,6 lần lãi vay và công ty đủ khả năng thanh toán lãi. Năm 2012: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 0,8 lần, giảm 0,8 lần so với năm 2011. Ta có thể thấy nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí lãi vay của công ty năm 2012 tăng 1.004 triệu đồng (29%) so với năm 2011 trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty giảm 1.944 triệu đồng (35%). Năm 2013: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty tăng 0,93 lần so với năm 2012 lên tới 1,73 lần. Điều này cho thấy những khoản tiền mà doanh nghiệp đầu tư

vào quản lý, bán hàng thật sự phát huy được hiệu quả làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 2.029 triệu đồng tương đương tăng 57%.

Nhận xét: Các chỉ số về quản lý nợ vẫn đảm bảo an toàn và việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là có hiệu quả.

2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu dánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ số Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Lợi nhuận ròng Tr.đồng 5.484 3.540 5.569 (1.944) 2.029 Doanh thu thuần Tr.đồng 91.402 88.347 100.134 (3.055) 11.787 Tổng tài sản Tr.đồng 65.213 72.311 75.145 7.098 2.834 Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 32.138 32.932 35.485 794 2.553

ROS % 6,00 4,01 5,56 (1,99) 1,55

ROA % 8,41 4,90 7,41 (3,51) 2,52

ROE % 17,06 10,75 15,69 (6,31) 4,94

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần lại tạo ra được 4,01 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1,99 đồng so với năm 2011. Chỉ tiêu này giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm nhiều hơn so với doanh thu thuần (LNST giảm 35,45%, Doanh thu thuần giảm 3,34% ). Năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần lại tạo ra được 5,56 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,55 đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận ròng tăng mạnh lên 5.569 triệu đồng tương ứng 57,32%. Qua đó cho thấy công ty đang có hướng đi đúng đắn, việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu thuần tăng mạnh.Tuy nhiên lợi nhuận ròng lại chưa tăng ở mức tương xứng với doanh thu thuần là do giá vốn hàng bán vẫn tăng cao. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để kiếm soát tốt chi phí hơn nữa.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): cho biết 100 đồng tài sản tạo ra đươc

bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong năm 2011, trung bình cứ 100 đồng tài sản lại tạo ra 8,41 đồng lợi nhuận ròng. Con số này ở năm 2012 đã giảm 3,51 đồng, lúc này 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 4,9 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013 do lợi nhuận ròng và tổng tài sản đều tăng nên con số này đã tăng lên 7,41 đồng lợi nhuận ròng được tạo ra từ 100 đồng tài sản. Qua đó cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc quản lý tài sản và sử dụng tài sản. Công ty cố gắng giữ vững và có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình hơn nữa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.

48

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết có 100 đồng

vốn chủ sở hữu sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty. Trong năm 2011, con số này đạt 17,06, đến năm 2012 giảm còn 10,75. Điều đó cho thấy trung bình cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 17,06 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2011, và 10,75 đồng ở năm 2012. Nguyên nhân Lợi nhuận ròng giảm mạnh (35,45%) trong khi đó Vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ (2,47%). Sang năm 2013 chỉ số này đã tăng trở lại đạt mức 15,69 tăng 4,94 đồng so với năm 2012. Như vật, công ty cần giữ vững đà tăng trưởng này và cải thiện hơn nữa khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vì đối với nhà đầu tư ROE là tỷ số quan trọng nhất, ảnh huởng trục tiếp đến quyết định

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Landco (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)