V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A Kết luận.
2- Giải pháp kỹ thuật:
2.1- Kỹ thuật an toàn:
- Đảm bảo vệ sinh máy móc, thiết bị trước và sau khi làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị nâng, thiết bị áp lực, an toàn điện.
- Che chắn lại các thiết bị phát sinh ra tiếng ồn đặc biệt là đối với các máy đột dập có thể đặt cỏc mỏy này vào buồng kín riêng biệt được xây bằng vật liệu hấp thụ âm.
- Đầu tư mua sắm một số thiết bị gia công cơ khí hiện đại có hệ thống điều khiển tự động. Do vậy công nhân vận hành không phải trực tiếp thao tác ở gần mỏy nờn ảnh hưởng do tiếng ồn cũng được hạn chế.
2.2- Kỹ thuật vệ sinh:
dựng hệ thống thông gió ở tất cả các phân xưởng.
- Lắp đặt hệ thống chụp hút bụi tại ngay các máy khoan, máy tiện, máy mài… - Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí và giảm lượng bụi.
2.3- PTBVCN:
- Đồng loạt cấp phát nút tai chống ồn (cáp đeo tai) cho các phân xưởng có phát sinh nhiều tiếng ồn như phân xưởng đột dập, cơ dụng, ép nhựa, co khớ…
- Cấp phát găng tay hở ngón cho những công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với vật sắc nhọn, hóa chất mà đồng thời vẫn phải đưa tay vào vùng nguy hiểm của máy đột, ép.
- Trang bị khẩu trang chống bụi đạt tiêu chuẩn, có khả năng cản trở bụi tốt. Hai bên dây ngoắc vào vành tai có thể tháo rời để NLĐ tự buộc sao cho vừa với kích thước khuôn mặt mình.
- Với những phân xưởng phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại thì ngoài trang bị quần áo với chất liệu đặc biệt (chống dầu, chống axit…) thì cũng cần trang thị mặt nạ hoặc bán mặt nạ, kớnh…
- Găng tay cũng cần may bằng chất liệu dầy hơn nhưng không được cứng. Chất liệu tốt để đảm bảo không bị rách hoặc dễ đâm xuyên.