Vi khí hậu trong nhà xưởng:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 56)

D- Kết quả điều tra thông qua phỏng vấn bằng phiếu.

1-Vi khí hậu trong nhà xưởng:

1.1- Nhiệt độ:

Nhiệt độ không khí trong xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ của môi trường bên ngoài, nhiệt độ của các máy móc khi hoạt động, nhiệt độ do con người sản sinh. Theo kết quả đo đạc của công ty năm vừa qua thì nhiệt độ tại nhiều vị trí sản xuất là rất cao (hơn 1-30C so với TCCP). Bình thường nhiệt độ cơ thể người là 370C (nhiệt độ trung tâm), nhiệt độ của da là 320C (nhiệt độ ngoại vi). Vì vậy cơ thể trong vùng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ da thì cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi. Do đó, cơ thể NLĐ sẽ bị mất nước, mất muối, gây sụt cân, mất cân bằng điện giải. Không những thế, khi lao động ở nhiệt độ cao cơ thể còn bị tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động gây nên hiện tượng mệt mỏi và căng thẳng thần kinh, giảm sự nhạy bén của các giác quan, gây trụy tim mạch, biểu hiện khỏ rừ ở tình trạng say nắng, say nóng. Tất cả những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NLĐ.

cỏc lũ công nghiệp cơ khớ” của các tác giả Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu và Phùng Văn Hoàn thì ở nhiệt độ cao (32 ± 20C) gây quá mức chịu đựng chủ quan cho 6 - 10% số NLĐ sản xuất trong nhà xưởng.

Theo Sachicop và Nicrocop cho biết điều kiện có tác động của nhiệt độ cao

(370-390), huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ở tất cả các lứa tuổi đều có những biến đổi rõ rệt.

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể, làm giảm năng suất lao động. Tùy theo tính chất công việc mà cú cỏc bộ phận ô nhiễm nhiệt cục bộ. Tuy nhiên lượng nhiệt ô nhiễm có thể khắc phục nhanh chóng bằng một số giải pháp thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức bằng quạt, bằng các thiết bị bảo ôn đường ống, cách nhiệt đối với các thiết bị, các khu vực có nhiệt độ cao.

Mặc dù thông gió tự nhiên và thông gió cục bộ đã được công ty thực hiện đầy đủ nhưng tại nhiều vị trí làm việc có nhiều máy móc hoạt động với năng suất cao đã sản sinh ra lượng nhiệt lớn dẫn đến nhiều khu vực nhiệt độ vượt quá TCCP. Như vậy vấn đề đặt ra là công ty cần có những biện pháp can thiệp nhằm giảm nhiệt độ tại các phân xưởng nhất là vào mùa hè. Điều này góp phần làm giảm tồn hao sức khỏe cho NLĐ khi làm việc.

1.2- Độ ẩm:

Theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế số 3733/2002/QĐ-BYT thì giá trị độ ẩm giới hạn là 80%. Vào mùa hè, độ ẩm không khí phải nằm trong khoảng 65-75%. Kết quả đo đạc môi trường cho thấy độ ẩm ở các vị trí làm việc của các phân xưởng trong công ty đều nằm trong TCCP.

1.3- Tốc độ gió:

Theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế số 3733/2002/QĐ-BYT tốc độ gió ở TCCP là 0.5-1.5m/s. Hầu như toàn bộ các nhà xưởng đề thông thoáng và tốc độ giú khụng nằm ngoài TCCP, tuy nhiên cũng có một vài phân xưởng có tốc độ gió hơi thấp như phòng cuốn dây: 0.3m/s, phòng in tang trống: 0.4m/s…

2- Ánh sáng:

sản phẩm. Chiếu sáng không hợp lý sẽ làm cho NLĐ thao tác khó khăn, dễ bị mỏi mắt lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về mắt.

Ánh sáng trong MTLĐ gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Tại các phân xưởng của công ty, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên vào sản xuất tương đối hợp lý. Theo điều tra phỏng vấn thì 96.6% công nhân thấy ánh sáng là đủ sáng. Như vậy có thể kết luận rằng ánh sáng tại các vị trí làm việc là tốt. Nhờ đó có thể thấy ngay được tỷ lệ NLĐ mắc bệnh về mắt do ánh sáng chói quá hoặc không đủ ánh sáng là rất ít.

3- Tiếng ồn:

Tiếng ồn là một trong những yếu tố của môi trường tác động xấu lên con người trong sản xuất cũng như trong đời sống. Nếu dưới tác động lâu dài của tiếng ồn mạnh thỡ thớnh lực sẽ dần bị giảm có khi bị mất hẳn. Bên cạnh đú nú cũn gõy tác hại đến các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa.

Tác hại của tiếng ồn:

- Tác hại trước mắt là ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe. - Cảm giác mệt mỏi, suy nhược toàn thân.

- Giảm hiệu quả trong công việc.

- Thay đổi sinh lý ( thay đổi nhịp tim, huyết ỏp…).

- Biến đổi tâm lý ( gắt gỏng, cáu giận, khó chịu, mệt mỏi…). - Ảnh hưởng tới thính giác ( nghe kộm, ự tai…).

Theo các chuyên gia y tế cho rằng con người nghe được từ 16-200000Hz. Con người nghe tốt trong khoảng tần số từ 500-4000Hz. Tuy nhiên, trên thực tế tiếng ồn trong các dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, công trường xây dựng, làng nghề tư nhân là rất lớn. Trong khi đó NLĐ ít sử dụng các PTBVCN chuyên dụng để hạn chế tiếng ồn tác động trực tiếp vào tai. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tiếng ồn trong 8h làm việc của NLĐ là 85dBA. Theo kết quả nghiên cứu về tác hại tiếng ồn lên sức khỏe NLĐ thì tỷ lệ điếc nghề nghiệp của NLĐ trong ngành dệt là 11- 14%, ngành khoan đá là 18%, ngành tàu biển là 16%, ngành giấy là 3.6%, ngành

xi măng là 6.4%...Theo nghiên cứu của Noah Seisaz và Rick Neitzel của trường Đại học Washington, công nhân làm việc tại những công trường có độ ồn lớn thì sức nghe giảm theo thời gian và độ lớn của tiếng ồn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang: “ đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe nghe của NLĐ trong các ngành nghề” từ năm 2002-2004 cho thấy: tại các cơ sở sản xuất mà độ ồn vượt quá TCCP có ảnh hưởng sâu sắc đến sức nghe của công nhân. Nhất là những công nhân có hơn 10 năm tuổi nghề và tiếp xúc thường xuyên với độ ồn cao >85dBA, gây tổn thương cơ thể, ảnh hưởng đến sức nghe, làm giảm thị lực và đặc biệt là gây điếc nghề nghiệp.

Theo kết quả phỏng vấn của nam công nhân khi được hỏi thỡ cú 42.37% cho rằng MTLĐ ở phân xưởng là ồn và 37.99% cho rằng MTLĐ quá ồn. Những tỷ lệ trên tuy chỉ là ý kiến chủ quan của công nhân, nhưng xét trên thực tế thỡ dõy cũng là số liệu khá chính xác, vì ở các phân xưởng được điều tra phỏng vấn thì hầu như tiếng ồn đều vượt quá TCCP. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến thần kinh và thính giác của NLĐ là rất lớn. NLĐ có thể ù tai, đau tai và lâu ngày tiếp xúc với tiến ồn sẽ dẫn đến điếc nghề nghiệp. Thực tế qua kết quả khám sức khỏe của gần 1000 công nhân tại công ty đã phát hiện ra 10 trường hợp là bị điếc nghề nghiệp. Để có những biện pháp phòng chống tình trạng này thì ngoài có những biện pháp trước mắt như đeo áp tai chống ồn, nút tai chống ồn thì cũng cần có những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng chống tiếng ồn một cách lâu dài và triệt để ngay từ máy móc và xây dựng nhà xưởng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 56)