Tỡnh hình sử dụng PTBVCN.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 39 - 42)

1- Đối tượng sử dụng PTBVCN:

Theo Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thì đối tượng áp dụng chế độ trang bị PTBVCN là NLĐ trực tiếp làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm độc

hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra giám sát hiện trường…trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuê mướn NLĐ, các cơ quan hành chính sự nghiệp...

PTBVCN là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà NLĐ phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện yếu tố nguy hiểm độc hại khi các thiết bị kỹ thuật AT-VSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố độc hại, nguy hiểm như mũ, kính, mặt nạ, nút tai, khẩu trang, giầy, ủng…

2- Thực trạng cung cấp PTBVCN ở Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam:

Qua khảo sát thực tế tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng PTBVCN được cấp phát cho NLĐ dựa theo tính chất của từng công việc, từng bộ phận. Hàng năm, Công ty trang bị PTBVCN cho NLĐ bao gồm nhiều chủng loại, số lượng, kích cỡ khác nhau. Cấp phát PTBVCN cho NLĐ phải thực hiện theo đúng danh mục các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được ban hành theo quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/09/1998.

* Trong toàn bộ các phân xưởng sản xuất nói chung và nam công nhân nói riêng được cấp phát một số loại PTBVCN như:

+ Quần áo BHLĐ – mỗi năm NLĐ được cấp 2bộ/người. Quần áo BHLĐ được may đo từng đối tượng ngành nghề khác nhau; PX lắp ráp có yêu cầu sạch sẽ không bụi được trang bị áo choàng trắng. Các PX khác trang bị quần áo BHLĐ màu sắc khác nhau để tạo điều kiện cho công tác quản lý. Quần áo BHLĐ được may bằng chất liệu vải bông nhằm thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái.

+ Giày, dép BHLĐ – mỗi năm NLĐ cũng được cấp phát 2 lần tùy theo kích cỡ và tính chất của công việc. Công nhân lắp ráp hiệu chỉnh đi dép, công nhân ở các phân xưởng khác đi giầy vải không cổ, giầy da, giầy chịu dầu, cách điện… Công nhân có nguy cơ mắc BNN về lâu dài sẽ được trang bị kính phù hợp (tiện, mài, hàn), trang bị khẩu trang (nơi có bụi, hàn chiếc, rửa sạch chi tiết).

+ Găng tay - người công nhân thường xuyên phải dùng bàn tay cầm các tấm kim loại để đưa vào máy đột dập, nhưng lại tuyệt đối không thể sử dụng các loại găng tay. Vì khi đeo găng thì bàn tay làm việc sẽ không thật và nguy cơ xảy ra TNLĐ sẽ rất cao, NLĐ có thể đưa cả tay vào trong máy mà không biết. Tuy nhiên, trong phân xưởng Đột dập một số công nhân khi làm công việc vận chuyển, xếp tôn, cắt tụn…vẫn được cấp phát và sử dụng găng tay, vì lúc này họ phải dùng tay trực tiếp vận chuyển các tấm kim loại mỏng và sắc. Găng tay được công ty cấp phát liên tục cho công nhân khi họ cần. Dưới đây là danh mục các PTBVCN được cấp phát và sử dụng trong công ty:

Bảng 11: Danh mục PTBVCN.

STT Tên PTBVCN Số lượng Đơn vị Thành tiền( đồng )

1 Quần áo BHLĐ 750 Bộ 41.250.000

2 Giầy vải bạt BHLĐ 450 Đôi 14.400.000

3 Dép BHLĐ 550 Đôi 4.850.000

4 Giầy da BHLĐ 60 Đôi 3000.000

5 Ủng BHLĐ 50 Đôi 1.750.000

Mũ BHLĐ

Mũ vải lưới 750 Cái 9000.000

Mũ cứng 20 Cái 400.000

7 Găng tay vải 4000 Đôi 11.200.000

8 Găng tay cao su 80 Đôi 680.000

9 Khẩu trang 4000 Cái 4.800.000

10 Kính 100 Cái 2.850.000

11 Áo mưa 30 Cái 2.700.000

12 Bịt tai chống ồn 60 Đôi 2.600.000

13 Xà phòng rửa tay 2000 Kg 18.000.000

Tổng 117.480.000

* Hàng năm, Công ty đó dựng một khoản kinh phí đáng kể để đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Cụ thể là:

Bảng 12: Kinh phí chi cho PTBVCN. Chỉ tiêu / năm 2005 2006 2007 Dự trù kinh phí (Đồng) 612.260.000 606.260.000 645.520.000 Thực hiện 11 tháng (Đồng) 601.260.000 615.260.000 640.220.000

3- Tình hình sử dụng PTBVCN trong các phân xưởng:

Nhìn chung, tại các phân xưởng, PTBVCN được dùng thường xuyên: 100% NLĐ được cấp phát và sử dụng quần áo BHLĐ, 100% được cấp phát và sử dụng giầy, dép quai hậu khi làm việc. Do đặc thù công việc nên ở những khâu đột dập, ộp… NLĐ không nên sử dụng một số loại PTBVCN như găng tay, kính, mũ… nhằm tránh gây ra TNLĐ. Đa số công nhân đều được huấn luyện và tự giác sử dụng PTBVCN.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w