Tỡnh hình sức khỏe của công nhân viên.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 60)

Theo bảng 16 thì 16.1% công nhân sức khỏe loại I; 52.5% là sức khỏe loại II; 25.4% sức khỏe loại III, chỉ có 5.9% công nhân sức khỏe loại IV.

Công ty Thiết bị điện Việt Nam là công ty có lao động khá nặng nhọc và vất vả. Do trong MTLĐ còn tồn tại một số yếu tố không thuận lợi cho sức khoẻ NLĐ như: bụi, hơi khí độc, hóa chất, tiếng ồn nên NLĐ còn mắc một số bệnh thông thường về tai- mũi- họng, răng- hàm- mặt, cơ xương khớp, ngoài da, hô hấp… Những bệnh này chiếm tỷ lệ tương đối cao như: 70.1% mắc bệnh về tai- mũi- họng, chiếm 34.2% là hô hấp, 25.6% mắc bệnh ngoài da...

Bên cạnh yếu tố có hại trên, công nhân làm việc tại một số phân xưởng như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng cơ dụng, phân xưởng đột dập còn chịu tác động của yếu tố tiếng ồn, gây căng thẳng thần kinh trong thời gian làm việc. Ngoài ra yếu tố không thuận lợi về tư thế lao động cũng gây mệt mỏi, nguy cơ gây bệnh

về xương khớp.

E- Tỡnh hình sử dụng PTBVCN.

Qua kết quả điều tra phỏng vấn và phân tích, 100% công nhân trong nhà máy được cấp phát và sử dụng quần áo BHLĐ. Việc sử dụng đúng và đủ PTBVCN đã làm giảm rất nhiều TNLĐ và BNN. Tuy nhiên trong các phân xưởng sản xuất, đối với việc sử dụng PTBVCN chuyên dụng thì vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm ví dụ như đối với công nhân đột thì việc sử dụng bông thay cho nút tai chống ồn mà công nhân đang dùng là không tác dụng.

Do đặc thù của công việc mà được cấp phát những trang thiết bị PTBVCN riêng:

- Khẩu trang: theo quy định của công ty khẩu trang được cấp phát cho công nhân mỗi tháng 2 lần để công nhân có thể thay đổi. Như vậy công nhân làm việc ở những vị trí có hơi khí độc hại, bụi luôn có đủ khẩu trang trong quá trình lao động và sản xuất. Tuy nhiên qua điều tra nghiên cứu thì tỷ lệ công nhân sử dụng khẩu trang cũn ớt. Nguyên nhân là do kích thước của khẩu trang không vừa với khuôn mặt và chất liệu của khẩu trang không phát huy hết tác dụng là ngăn bụi và hơi khí độc. Khi khảo sát thực tế cũng cũn cú những công nhân đeo khẩu trang nhưng chỉ mang tính chất đeo tạm, không che kín mũi hoặc che kín mũi nhưng lại không che miệng hay chỉ che cằm chứ không che miệng, mũi. Việc không mang khẩu trang đầy đủ như vậy sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng cao.

- Nút tai chống ồn: qua những lần khảo sát tại các phân xưởng chúng tôi thấy rằng mặc dù trong phân xưởng tiếng ồn là rất cao nhưng đa số công nhân không sử dụng nút tai chống ồn, một số ít lại lấy bụng nỳt vào tai. Chúng ta phải hiểu nút tai chống ồn là một trong những PTBVCN được quy định cấp cho công nhân nếu công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn. Công ty đã từng trang bị nút tai chống ồn bằng chất liệu cao su, nhưng do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với dầu mỡ nên rất dễ làm cho những nút tai bằng cao su này bị giãn nở gây đau tai và mất tác dụng cản trở tiếng ồn. Hơn thế nữa vì giá thành khá cao

nên công ty chưa trang bị nút tai rộng rãi. Tuy nhiên, có tới hơn 60% số người được hỏi cho rằng tiếng ồn là không chấp nhận được nên đây là vấn đề mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm, đồng thời cũng là vấn đề của các cán bộ làm công tác ATLĐ cần xem xét cho phù hợp sao cho NLĐ tiện lợi trong thao tác sản xuất, thuận lợi khi trao đổi trong môi trường có tiếng ồn.

- Quần áo BHLĐ: công nhân 100% được cấp 2 bộ quần áo BHLĐ mỗi năm. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy chất liệu vải may quần áo BHLĐ là xợi vải bông nên khi công nhân mặc sẽ cảm thấy thoải mái, thoáng mát và thấm mồ hôi. Tuy nhiên vấn đề ở đây lại là màu sắc của quần áo BHLĐ. Có rất nhiều ý kiến than phiền rằng quần áo BHLĐ màu nhạt quá, như vậy dầu mỡ sẽ dễ dõy lờn quần áo, nhìn rất rõ. Vậy ngoài về chất liệu, PTBVCN nói chung và quần áo BHLĐ nói riêng cũng cần chú trọng đến vấn đề thời trang và màu sắc.

- Găng tay: được công nhân sử dụng không thường xuyên, không hẳn vì ý thức của công nhân mà do đặc thù công việc không cho phép công nhân được mang găng tay khi làm việc vì sẽ rất dễ gây TNLĐ. Găng tay trong công ty chủ yếu làm bằng chất liệu vải dầy giúp người công nhân bảo vệ được đôi tay khi cầm nắm những vật kim loại sắc nhọn. Ở phòng điện di do phải tiếp xúc với dung dịch hóa chất nên NLĐ được cấp phát găng tay bằng cao su.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đánh giá thực trạng điều kiện lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nam công nhân Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Trang 60)