Tổ chức phân phối và bán hàng hóa là nghiệp vụ kinh doanh qua trọng nhất đối với doanh nghiệp thương mại. Để xây dựng chiến lược kênh phân phối, doanh nghiệp thương mại cần phải hoàn thiện hệ thống thu mua hàng hóa. Nế không xây dựng hệ thống kênh thu mua hàng hóa đủ mạnh thì không thể có nguồn hàng ổn định và do đó không thể xây dựng chiến lược kênh phân phối. Các doanh nghiệp không được chủ quan trong việc xây dựng chiến lược kênh phân phối, mà cần thiết phải xây dựng quy trình cụ thể cho ciệc quyết định tổ chức kênh phân phối.
2) Giải pháp đối với chính phủ và cơ quan chức năng có liên quan.
a) Cần có chiến lược phát triển thị trường xuất nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại, không để sản xuất kinh doanh trong nước lệ thuộc vào thị trương nước ngoài. Phải có chiến lược thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên 3 giác độ: nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp, ngân hàng. Chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa. Hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao và giá cả ổn định để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
b) Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất cùng với cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, nhất là chính sách tiền tệ, chính sách tye giá hối đoái, chính sách thếu mềm dẻo linh hoạt và có hiệu quả. Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả của bộ máy này.
c) Phát huy được lợi thế so sánh để tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý bằng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi, mở rộng những hoạt động kinh doanh dịch vụ là yếu tố quyết định sự tăng trưởng hiệu quả vầ bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với môi trường, quốc phòng, trật tự xã hội trong một thể thống nhất.
d) Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, công chức, viên chức, các doanh nhân và người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chính là chiếc “chìa khóa” của sự thành công trong hội nhập, là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển thương mại nhanh và bền vững. Trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yếu tố cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy rằng, ba năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ dài để có thể thấy được những tác động rõ rệt của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, qua thời gian ngắn vào WTO các doanh nghiệp thương mại Việt Nam cũng đã thấy được những cơ hội và thách thức to lớn từ sự hội nhập kinh tế quốc tế, và qua đó các doanh nghiệp thương mại
cũng chuẩn bị được những điều kiện tốt nhất để tham gia và thị trường thế giới rộng lớn nhưng cũng rất công bằng.
Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam với vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân sẽ là người đi đầu để mở cánh cửa hội nhập, đưa Việt Nam từ nước nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp tiên tiến.
Trong quá trình làm đề án môn học em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Quang đã giúp em hoàn thành đề án môn học này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế thương mại – Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân – Năm 2007
2.Giáo trình Thương mại quốc tế - chủ biên TS. Trần Văn Hòe – TS. Nguyễn Văn Tuấn – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
3.Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại – chủ biên PGS.TS Hoàng Minh Đường – PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc – NXB Kinh tế quốc dân 2007.
4.Hướng dẫn thực hành kinh tế thương mại - Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào- Năm 2006
5.Giáo trình Marketing thương mại – chủ biên PGS.TS Nguyễn Xuân Quang – NXB Kinh tế quốc dân 2007
6.Giáo trình Hậu cần doanh nghiệp - Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào 7. Sổ tay về các quy định của WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam – NXB Kinh Tế Quốc Dân
8. WTO thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyễn Bá Ngọc – NXB LĐXH 2005
9. WTO với doanh nghiệp Việt Nam: những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO – NXB LĐXH 2006.
10. Thương mại Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO - PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - Tạp chí kinh tế và phát triển số 154 tháng 4/2010 (tr46-51)