- Xét về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo thành phần kinh tế thì khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu it hơn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì ngược lại, nhập khẩu với tỷ lệ ít hơn nhưng xuất khẩu nhiều hơn.
Theo nhóm hàng thì nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm đa số từ 91.9% - 93.6%, và chủ yếu là nhập khẩu nguyen vật liệu để sản xuất. Từ đó ta thấy chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào thị trường nước ngoài.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và các mặt hàng phục vụ tiêu dùng. Trong đó nhiều nhất là xăng dầu, vải, nguyên phụ liệu giày dép, máy tính và chất dẻo.
- Tình trạng nhập siêu lại càng thêm nóng bỏng khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhập siêu luôn có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 nhập siêu 4.3 tỷ USD, bằng 13.3% so với xuất khẩu. Năm 2006 nhập siêu là 4.8 tủ USD, bằng 12.1% so với nhập khẩu, thì năm 2007 là 14.2 tỷ USD bằng 29.3% so với xuất khẩu; năm 2008 nhập siêu đạt 17.5 tỷ USD bằng 27.7% so với xuất khẩu. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ yếu là nhập khẩu hàng nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng thiết yếu. Xét về thị trường, nhập siêu chủ yếu là từ các nước châu Á theo thứ tự: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông. Chủ yếu các loại vải, bông, sợi, nguyên vật liệu may, sắt thép, phân bón và các mặt hàng tiêu dùng khác.