Một số nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của WTO đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 29)

- Chưa gắn phát triển thương mại phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chúng ta quyết tâm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng, nhưng các chính sách giải pháp phát triển xuất khẩu của chúng ta mải chạy theo mục tiêu tăng trưởng gần bằng mọi giá, bỏ qua các vấn đề quan trọng khác: hiệu quả, chất lượng, môi trường, an sinh – xã hội. Chúng ta chỉ hầu như đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên, nông sản, nguyên liệu, sản phẩm sơ chế, giá trị gia tăng thấp, hàm lượng khoa học công nghệ không nhiều, mang tính gia công, tính cạnh tranh không cao.

- Trong thương mại có tư tưởng nóng vội, muốn “ đi tắt đón đầu” trong hội nhập mà thiếu tính lộ trình thích hợp. Ví dụ, đối với dịch vụ phân phối, ta chủ trương mở của nhanh, cam kết cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước, trừ 10 sản phẩm nhậy cảm đối với nền kinh tế. Cả 10 sản phẩm này cũng sẽ được cho phép trong những năm tiếp theo.

- Chúng ta xuất khẩu thô chưa qua chế biến, thiếu hàng tiêu dùng, không có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là do ta không phát triển công nghệ chế biến, công nghiệp phụ trợ. Việt Nam xuất khẩu chè, cà phê, ngô…nhưng lại nhập khẩu cà phê tan, chè nhúng chế biến từ cà phê, thức ăn chăn nuôi chế biến từ ngô.

- Thiếu nhân lực có trình độ về quản lý nhà nước lẫn quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2) Những vấn đề còn tồn tại.

- Do thúc bách về mục tiêu tăng trưởng, mà chúng ta quá chú trọng và xuất khẩu mà coi nhẹ thương mại nội địa. Về phát triển thương mại nội địa thì thiếu quy hoạch, kế hoạch cụ thể để phát triển thị trường, phát triển sản xuất tiêu dùng trong nước, hoàn thiện hệ thống phân phối bán lẻ. Về cơ bản, thương mại trong nước vẫn là nhỏ lẻ, thiếu thốn, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hệ thống kho chứa lương thực, nguyên vật liệu.

- Chưa quan tâm đúng mực đến phát triển nông nghiệp, hệ thống thương mại cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa cho nông thôn, nông dân còn nhiều bất cập.

- Nền kinh tế và thương mại phụ thuộc rất nhiều và thị trường nước ngoài. Việt Nam xuất khẩu rất nhiều các mặt hàng như: đồ gỗ, hạt điều, giày dép,may mặc…nhưng nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Công tác dự báo và công bố thông tin đến doanh nghiệp và người dân còn nhiều bất cập. Cho đến nay, Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường một cách hệ thống cho hoạt động kinh doanh, mà do người dan và doanh nghiệp tự thu thập theo khả năng của mình.

- Cơ chế quản lý thương mại còn lạc hậu và nhiều điểm bất cập so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới chúng ta phải cố gắng khắc phục được những vướng mắc bất cập này.

II) Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại. thương mại.

1) Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của WTO đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w