Định hướng phát triển chung của ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 52)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ KHÍ HÓA LỎNG AN HƯNG

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành

Nhằm tạo ra động lực phát triển mới cho ngành gốm sứ nói chung và nhóm ngành gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đã mở ra cơ hội đầu tư, phát triển mới cho nhóm ngành gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, năm 2014 các doanh nghiệp gốm sứ trong nước đã xuất khẩu 504 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ. Nhật Bản, Mỹ, EU và một số nước Đông Âu vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp.

Theo Quy hoạch, trong 5 năm (2011-2015) nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ phấn đấu đạt mục tiêu 630.000 tấn sản phẩm, tỷ lệ xuất khẩu đạt 90-95% sản lượng và đạt giá trị 405 triệu USD. Thực tế, nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ hiện đã vượt đáng kể mục tiêu giá trị xuất khẩu đề ra trong giai đoạn này. Giai đoạn 2016-2020, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ phấn đấu đạt 960.000 tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 615 triệu USD. Giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt sản lượng 1,55 triệu tấn, tăng 5-6%/năm.

Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu cũng được định hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu, thói quen sử dụng của từng khu vực thị trường. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm có thế mạnh; quy hoạch phát triển ở những vùng có nguồn nguyên liệu và có truyền thống sản xuất gốm.

Để thực hiện có hiệu quả định hướng và mục tiêu đã đề ra, trước mắt, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn từ các chương trình dự án. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước khác thông qua hình thức thu hút đầu tư trực tiếp, liên kết… Khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kết hợp với đổi mới công nghệ, thiết bị. Đồng thời, tổ chức thường niên hội chợ trong và ngoài nước, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu. Thu hút doanh nghiệp trong nước hoặc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ khai thác chế biến nguyên liệu chất lượng cao. Xây dựng, áp dụng các hàng rào kỹ thuật về chất lượng sản phẩm

53

nhập khẩu, chống bán phá giá và thuế môi trường… để bảo vệ thị trường trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia…

Có thể nói, những định hướng, giải pháp đó được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng cho nhóm ngành gốm sứ mỹ nghệ tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường xuất nhập khẩu gốm sứ thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)