Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng giai đoạn năm 2011-

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 39)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ KHÍ HÓA LỎNG AN HƯNG

2.2.2.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng giai đoạn năm 2011-

Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng giai đoạn năm 2011-2013

2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành của công ty cho biết một đồng nợ ngắn hạn được

đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này trong ba năm 2011-2013 có nhiều biến động bất thường nhưng nhìn chung đều khá tốt. Năm 2011, khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 1,59 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,59 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, hệ số này đã giảm đi 9,13% xuống còn 1,45 lần. Nguyên nhân là do trong cả hai năm 2011 và 2012 phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty bị ứ đọng trong hàng tồn kho và bị khách hàng chiếm dụng. Vì vậy, để có vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã huy động một lượng vốn lớn vào năm 2012 khiến cho vay ngắn hạn tăng lên 2 tỷ đồng, tương đương tăng 102,02%, đồng thời công ty cũng mua chịu nhiều nguyên vật liệu khiến khoản phải trả người bán tăng lên 4.005.741.486 VNĐ, tương đương tăng 29,84%. Do vậy mà mặc dù tài sản ngắn hạn đã tăng lên 33,92% nhưng vẫn không thể so sánh với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 47,37% nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2012 đã giảm xuống. Chỉ tiêu này giảm cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty giảm, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng tài chính của công ty.

Năm 2013, hệ số thanh toán hiện hành tăng lên 1,83 lần, nghĩa là lúc này có đến 1,82 đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số này tăng lên là do trong năm 2013, công ty đã thanh toán được phần lớn các khoản phải trả người bán vì vậy khoản này giảm xuống còn 1.616.625.874 VNĐ, tương đương giảm 59,64% khiến cho nợ ngăn hạn của công ty giảm 39,45% so với năm trước. Vì vậy, mặc dù tài sản ngắn hạn của công ty đã giảm 23,42% nhưng hệ số thanh toán hiện hành vẫn tăng lên khá nhiều vào năm 2013.

Dù biến động bất thường nhưng nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty vẫn có xu hướng tăng lên và có giá trị cao hơn hẳn mức trung bình ngành năm 2013 là 1,46 lần. Vì vậy, có thể kết luận rằng khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang rất tốt, nâng cao uy tín của công ty với các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo khả năng huy động vốn của công ty trong tương lai.

Bảng 2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013 /2012 Chênh lệch 2012 /2011 Trung bình ngành

năm 2013 Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối Tài sản ngắn hạn 6.648.508.582 8.682.764.046 6.483.588.070 (2.034.255.464) -23,43% 2.199.175.976 33,92% Tiền và các khoản tương đương tiền 545.515.892 697.036.351 705.975.227 (151.520.459) -21,74% (8.938.876) -1,27% Hàng tồn kho 3.463.596.960 2.800.858.851 3.122.187.946 662.738.109 23,66% (321.329.095) -10,29% Nợ ngắn hạn 3.636.625.874 6.005.741.486 4.075.172.280 (2.369.115.612) -39,45% 1.930.569.206 47,37% Hệ số thanh toán hiện hành 1,83 1,45 1,59 0,38 26,45% (0,15) -9,13% 1,46 Hệ số thanh toán nhanh 0,88 0,98 0,82 (0,10) -10,58% 0,15 18,73% 0,72 Hệ số thanh toán tức thời 0,15 0,12 0,17 0,03 29,25% (0,06) -33,00% 0,22 (Nguồn: Tổng hợp từ BCĐKT)

41

Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần xét thêm chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của

doanh nghiệp trước các khoản nợ ngắn hạn, nó cho biết những chỉ tiêu có tính thanh khoản cao nhất trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu nợ ngắn hạn hay không. Năm 2011, hệ số này là 0,82 tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,82 đồng tài sản ngắn hạn mà không phải bán bớt kho đi. Hệ số khả năng thanh toán nhanh quá thấp sẽ khiến uy tín của công ty sụt giảm, huy động vốn khó khăn do bản thân khoản nợ ngắn hạn trong công ty đã không đủ khả năng thanh toán. Để khắc phục tình trạng đấy, năm 2012, công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng nhằm giảm lượng hàng tồn kho đi 10,29% khiến cho hệ số thanh toán nhanh tăng lên 18,73% và đạt mức 0,98 lần. Nhưng việc nới lỏng chinh sách tín dụng lại khiến lượng vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng tăng lên quá nhiều, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Vì vậy, năm 2013, công ty đã hạn chế cấp tín dụng cho khách hàng khiến hàng tồn kho tăng lên đến 23,66%, từ đó làm hệ số thanh toán nhanh giảm xuống 10,58% và chỉ còn 0,88 lần.

Tóm lại, hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên trong ba năm 2011-2013 và đều cao hơn mức 0,72 lần, là mức trung bình ngành năm 2013. Nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 cho thấy công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán bớt kho đi. Do vậy, trong thời gian tới, để tăng khả năng thanh toán nhanh công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng của mình, tăng cường chiết khấu, khuyến mại và cấp tin dụng cho các khách hàng uy tín nhằm giảm lượng hàng tồn kho trong công ty.

Mặc dù được các chủ nợ quan tâm đến nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh vẫn chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty. Bởi lẽ, công ty luôn có một lượng rất lớn các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng. Trong trường hợp, những khoản này không thu hồi về được và trở thành nợ khó đòi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của công ty. Do đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện

có, công ty có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không. Khả năng thanh toán tức thời của công ty trong ba năm đều được đánh giá là thấp. Cụ thể, năm 2011, khả năng thanh toán tức thời chỉ là 0,17

lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,17 đồng tiền mặt. Năm 2012, lượng tiền mặt dữ trữ giảm đi 1,27% trong khi nợ ngắn hạn tăng đến 47,37% đã làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm xuống còn 0,12 lần, tương dduong giảm 33% so với năm trước. Sang đến năm 2013, tiền mặt lại tiếp tục giảm 21,72% nhưng công ty đã giảm các khoản nợ ngắn hạn đi 39,45% khiến khả năng thanh toán tức thời tăng lên 0,15 lần, tương đương tăng 29,25%.

Nhìn chung, khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp và có xu hướng giảm xuống trong ba năm 2011-2013. Chỉ tiêu này của công ty thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình ngành năm 2013 là 0,22 lần. Như vậy, dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền quá thấp khiến dễ gặp phải rủi ro thanh toán trong trường hợp không thu hồi về kịp các khoản phải thu cũng như không giải quyết được lượng hàng tồn trong kho. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định, đề phòng những biến động thất thường có thể xảy ra.

2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu

thành tiền mặt của công ty. Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu là 3,61 vòng, đến năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm 39,03% xuống còn 2,2 vòng. Nghĩa là trung bình trong một kỳ các khoản phải thu của công ty quay 2,2 vòng. Như đã phân tích ở trên, do năm 2012 công ty nới lỏng chính sách tín dụng nên phải thu khách hàng tăng đột biến lên 112,54% so với năm trước. Cũng nhờ chính sách bán hàng này mà doanh thu thuần của công ty tăng lên khá nhiều là 29,59%, nhưng vẫn chậm hơn tốc độ gia tăng của các khoản phải thu khiến cho vòng quay các khoản phải thu giảm sút. Việc vòng quay các khoản phải thu giảm cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Thật vậy, nợ ngắn hạn của công ty đã tăng lên 47,37% trong đó vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng tăng 102,02% và phải trả người bán tăng 29,82% so với năm 2011. Như vậy, vòng quay các khoản phải thu giảm khiến công ty vừa phải chịu áp lực thu hồi nợ, vừa phải chịu áp lực trả nợ.

Do vậy, năm 2013, công ty đã dần thắt chặt chính sách tín dụng khiến phải thu khách hàng giảm 48,93% trong khi đó nhờ việc sản xuất thêm dòng sản phẩm gốm sứ gia dụng theo phong cách hiện đại đã giúp doanh thu thuần của công ty tăng lên 22,35%. Từ đó, tốc độ quay vòng các khoản phải thu tăng lên đến 139,59%, đạt mức 5,28 vòng. Lúc này, trong một kỳ các khoản phải thu của công ty quay trung bình 5,28

43

Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

1. Các khoản phải thu 2.586.687.435 5.065.246.185 2.383.202.685 (2.478.558.750) -48,93% 2.682.043.500 112,54% 2. Doanh thu thuần 13.655.922.500 11.160.962.500 8.612.710.446 2.494.960.000 22,35% 2.548.252.054 29,59% 3. Giá vốn hàng bán 12.015.836.357 10.105.293.601 7.824.401.576 1.910.542.756 18,91% 2.280.892.025 29,15% 4. Hàng tồn kho 3.463.596.960 2.800.858.851 3.122.187.946 662.738.109 23,66% (321.329.095) -10,29% 5.Vòng quay các khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải thu (=2/1) 5,28 2,20 3,61 3,08 139,59% (1,41) -39,03%

6. Kỳ thu tiền bình quân

(=360/5) 68,19 163,38 99,61 (95,19) -58,26% 63,77 64,01%

7. Vòng quay hàng tồn

kho (=3/4) 3,47 3,61 2,51 (0,14) -3,85% 1,10 43,97%

8. Thời gian 1 vòng quay

hàng tồn kho (=360/7) 103,77 99,78 143,65 3,99 4,00% (43,87) -30,54%

Vòng quay các khoản phải thu tăng khiến thời gian thu hồi vốn nhanh, luồng tiền mặt trong công ty được nâng cao tạo ra sự chủ động trong việc đầu tư nguồn vốn lưu động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách này rõ ràng có kết quả rất tốt khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng. Đồng thời nợ phải trả ngắn hạn của công ty cũng đã giảm xuống 39,45%, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn và tăng khả năng thanh toán cho công ty.

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải

thu của công ty. Kỳ thu tiền trung bình có giá trị tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu vì vậy nếu như năm 2012 vòng quay các khoản phải thu giảm thì kỳ thu tiền trung bình trong năm này đã tăng từ 99,61 ngày lên 163,38 ngày. Tức là, năm 2012, trung bình thời gian thu hồi các khoản phải thu của công ty mất 163,38 ngày. Kỳ thu tiền trung bình tăng lên cho thấy tốc độ thu hồi nợ của công ty ngày càng chậm, công ty đang bị chiếm dụng vốn lâu hơn và nguồn vốn đọng trong các khoản phải thu sẽ phát sinh chi phí cơ hội do không kịp tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của công ty.

Tuy nhiên, do thay đổi chính sách bán hàng nên kỳ thu tiền trung bình năm 2013 giảm xuống 58,26% và chỉ còn 68,19 ngày, nghĩa là lúc này để thu hồi về các khoản phải thu công ty chỉ mất có 68,19 ngày thay vì 163,38 ngày như năm trước. Kỳ thu tiền trung bình giảm là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đang thu hồi lại vốn nhanh hơn, tốc độ luân chuyển vốn tăng làm gia tăng khả năng sinh lời của công ty.

Tóm lại, qua số liệu phân tích ba năm 2011-2013, ta thấy vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên và kỳ thu tiền trung bình đã được rút ngắn lại cho thấy hiệu quả của chính sách thu hồi công nợ của công ty. Vốn lưu động được thu hồi nhanh giúp quá trình tái đầu tư diễn ra nhanh chóng, tăng khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn, từ đó tăng lợi nhuận cho công ty.

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển

trong kỳ. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho là 2,,51 vòng và đã tăng lên 43,97% vào năm 2012, nghĩa là lúc này trung bình trong một kỳ hàng tồn kho quay vòng đến 3,61 vòng. Nguyên nhân là do công ty liên tục kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bằng cách nới lỏng chinh sách tín dụng khiến cho hàng tồn kho năm 2012 giảm xuống còn 2.800.858.851 VNĐ, tương đương giảm 10,29%. Trong khi đó, do lượng đặt hàng của khách hàng tăng khiến nhu cầu nhập mua nguyên vật liệu tăng đã làm giá vốn hàng bán tăng lên 29,15% so với năm 2011. Hàng tồn kho giảm và giá vốn hàng bán tăng đã khiến cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên khiến tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty tăng.

45

Tuy nhiên việc bán chịu có thể khiến công ty chịu rủi ro, đó là việc giảm giá trị hàng hoá, tốc độ chu chuyển vốn chậm, rủi ro về khả năng thu hồi nợ. Do đó năm 2013 công ty đã hạn chế cho khách hàng mua chậm làm hàng tồn kho tăng lên đến 23,66% nhanh hơn tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán là 18,91% khiến cho vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ xuống 3,85%, còn 3,47 vòng. Chỉ tiêu này giảm một phần cũng là do công ty phát triển thêm dòng sản phẩm mới nên lượng nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm trong kho tăng lên chứ không hẳn là do tình hình tiêu thụ hàng hóa yếu kém. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ khiến nguồn vốn đọng trong hàng tồn kho không sử dụng được vào các mục đích khác dẫn đến phát sinh chi phí cơ hội và làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Hơn nữa tồn kho cao làm phát sinh nhiều loại chi phí như chi phí lưu kho, chi phí quản lý, bảo quản hàng hóa, máy móc, làm giảm giá hàng hóa do lạc hậu về mặt công nghệ hay giảm chất lượng. Vì vậy công ty cần có chính sách tín dụng và chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, kết hợp với các yếu tố của thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho cho ta biết trung bình kể từ khi doanh nghiệp mua hàng đến khi bán được hàng mất bao nhiêu thời gian. Mặc dù tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung thời gian quay vòng hàng tồn kho đã có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là năm 2011, một vòng quay hàng tồn kho mất 143,65 ngày thì đến năm 2013, một vòng quay hàng tồn kho chỉ mất 103,77 ngày. Nguyên nhân là do vòng quay hàng tồn kho đã tăng từ 2,51 vòng vào năm 2011 lên 3,47 vòng vào năm 2012. Thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm cho thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa được cải thiện, tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng TSNH

Vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết một đồng TSNH bình quân bỏ ra có thể

tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vòng quay tài sản ngắn hạn có sự biến động bất thường trong ba năm 2011-2013. Năm 2011, vòng quay TSNH là 1,33 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này giảm 3,23% xuống còn 1,29 vòng. Tức là cứ một đồng tài sản ngắn hạn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty thu về được 1,29 đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 39)