Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ KHÍ HÓA LỎNG AN HƯNG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được công ty cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là:
Thứ nhất, mục tiêu của công ty là giữ nguyên tốc độ quay vòng hàng tồn kho nhưng vòng quay hàng tồn kho lại có xu hướng giảm vào năm 2013 do lượng hàng tồn kho trong năm này lớn đặc biệt, chiếm hơn 50% tổng tài sản ngắn hạn. Mặc dù là do dự trữ nguyên vật liệu nhằm phát triển dòng sản phầm mới nhưng công ty cũng nên xem xét lại lượng hàng tồn kho để tránh lượng vốn lưu động bị ứ đọng quá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Thứ hai, tuy hệ số thanh toán hiện hành liên tục tăng nhưng hệ số thánh toán tức thời lại có xu hướng giảm do lượng tiền mặt dự trữ trong tài khoản của công ty quá thấp so với nợ ngắn hạn phát sinh. Hệ số thanh toán tức thời của công ty năm 2013 là 0,15% thấp hơn hệ số thanh toán tức thời của công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh (Cũng hoạt động trên lĩnh vực cung cấp các sản phẩm gốm sứ) trong cùng năm này là 0,17%. Hệ số thanh toán tức thời thấp như vậy sẽ khiến công ty gặp phải rủi ro thanh toán nếu bị buộc phải trả toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Hơn nữa, lượng tiền mặt thấp như vậy còn ảnh hưởng đến việc chi trả cho các hoạt động mua bán nguyên vật liệu hàng ngày của công ty.
Thứ ba, cơ cấu tài sản nghiêng về TSNH thể hiện ở tỷ lệ đầu tư vào TSNH cao (hơn 90%). Việc công ty chưa chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, cụ thể là hầu hết máy móc, trang thiết bị đều đi thuê dài hạn, sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất
lao động của công ty, chưa kể đến việc máy móc lạc hậu không đáp ứng được chất lượng cũng như mẫu mã của các sản phẩm.
Thứ tư, kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty chưa hợp lý, cụ thể là hàng tồn kho và các khoản phải thu quá cao trong tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, từ đó làm cho tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn chưa cao, chỉ đạt 0,09 đồng vào năm 2013 thấp hơn so với công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh là 0,13 đồng vào cùng thời điểm đó.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Cơ sở vật chất của công ty
Cơ sở vật chất của công ty chưa được chú trọng đầu tư. Mặc dù phát triển thêm dòng sản phẩm mới là gốm sứ dân dụng nhưng công ty vẫn sử dụng các công cụ, trang thiết bị dùng để sản xuất thủ công chứ không đầu tư mua mới các dây chuyền sản xuất tự động hóa. Điều đó làm sức sản xuất của công ty giảm, chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công tăng. Dẫn đến lượng hàng dự trữ kho tăng, tốc độ luân chuyển vốn chậm, hiệu quả sử dụng TSNH giảm sút.
- Hệ thống thông tin quản lý của công ty
Nhân viên trong công ty chưa được tiếp xúc với các phần mềm quản lý hàng hóa xuất ra và nhập về, vẫn làm trên phương pháp thủ công ghi chép trên giấy tờ. Do đó, thường xuyên xảy ra tình trạng nhầm lẫn trong quá trình vào sổ và quá trình tổng kết thành báo cáo tài chính cuối năm gây khó khăn cho nhà quản lý khi đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.
- Trình độ quản lý tài sản ngắn hạn
Công ty không có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và kiểm soát khách hàng nên không theo dõi được các khoản phải thu dẫn đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao. Tín dụng thương mại là chính sách quan trọng giúp công ty có thể giành thắng lợi trong việc cạnh tranh, việc cấp tín dụng sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng công ty chưa chú trọng tới chính sách này, chưa được công ty quan tâm nhiều.
- Chính sách quản lý TSNH của công ty
Công ty chưa có chính sách quản lý TSNH hiệu quả, cụ thể là công ty chưa áp dụng bất cứ mô hình quản lý hàng tồn kho nào, lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho thường được xác định theo kinh nghiệm hoặc được nhập mua về khi có đơn đặt hàng. Do đó không xác định được lượng đặt hàng cũng như thời gian đặt hàng tối ưu giúp
51
tiền mặt dự trữ trong tài khoản của công ty quá thấp so với nợ ngắn hạn khiến hệ số thanh toán tức thời trong ba năm của công ty đều rất thấp, dễ đẩy công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Nguyên nhân khách quan
- Tình hình kinh tế xã hội chưa phát triển
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều, còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém. Cụ thể là thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển khiến cho công ty thiếu các kênh đầu tư an toàn khi có tiền nhàn rỗi, qua đó hạn chế hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn. Hơn nữa, thị trường tiền tệ không phát triển khiến việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty.
- Hệ thống pháp lý ở Việt Nam chưa hoàn thiện và còn hay thay đổi
Việc liên tục ban hành các thông tư, quyết định mới gây khó khăn cho các cán bộ trong việc lập báo cáo tài chính từ đó ảnh hưởng đến quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính do đó khó đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.
- Môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp
Môi trường cạnh tranh của công ty nói riêng và của toàn ngành gốm sứ Việt Nam nói chung chịu áp lực cạnh tranh rất lớn của các sản phẩm gốm sứ nhập khẩu, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Mặc dù được sự hỗ trợ của Sở Công Thương nhưng do hạn chế về công nghệ sản xuất nên các sản phẩm gốm sứ của công ty luôn có giá thành cao hơn và mẫu mã không phong phú, bắt mắt bằng các sản phẩm của Trung Quốc. Do vậy, khả năng cạnh tranh của công ty giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các loại máy móc, dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại khiến cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống. Công ty không có đủ vốn để đầu tư cho các dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng,.. do vậy hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty sẽ thấp hơn so với các công ty sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.