Mụ típ trang trí được sử dụng.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam (Trang 40)

2. “Đại Trị thông bảo” thời Trần Dụ Tôn

3.3.3.Mụ típ trang trí được sử dụng.

Hình ảnh cây dừa xuất hiện trên đồng tiền VN, mà dừa thì chỉ có ở miền Nam. Điều này nói lên Việt Nam đã thật sự thống nhất. Miền Nam đã trở lại với một Việt Nam nguyên vẹn.

Năm 1976: Xuất hiện hình ảnh bến cảng, máy cày, thời kỳ bước lên XHCN bỏ qua TBCN là đây. Muốn công nghiệp hóa mọi nông nghiệp. Hợp tác xã cùng làm. Năm 1980: Một số cảnh đẹp của Việt Nam được thể hiện trên đồng tiền: cảnh nông thôn những nét văn hoá tiêu biểu như chùa Một Cột, kinh thành Huế…Từ năm 1986 cũng như từ 1980, chỉ thể hiện cảnh vật yên bình của Việt Nam: có lẽ là ước mong của các vị lãnh đạo của ta bây giờ là như thế. Vẫn đang ngủ say trên chiến thắng. Cũng có thể là che bớt phần nào những sai lầm trong cách thực hiện đường lối. Đường lối ko sai, chỉ có mấy ông hiểu sai....dẫn đến làm sai....Từ năm 1987: Việt Nam đã bắt đầu có sự thay đổi trong quan niệm từ năm 1986. Xác nhận bao cấp là phi thực tế. Nông trường với máy cày, công trường với cẩu đất, biển với giàn khoang, khu công nghiệp với nhà mỏy...tất cả được thể hiện trên đồng tiền trong giai đoạn này. - khát vọng đổi mới cho một đất nước....từ 1990 đất nước bắt đầu chú trọng tới điện, công nghiệp chế biến. Từ 1992: Nước Việt Nam thật sự chính thức bước vào cuộc đổi mới đất nước, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế. Và dần

phát triển như ngày nay chúng ta thấy. Và đồng tiền thể hiện một cuộc sống ấm no, con người hướng tới cái đẹp, và đồng thời quảng bá những hình ảnh về các di tích văn hóa, lịch sử đến với người dân, cùng như bè bạn thế giớ. Càng lúc đồng tiền càng mang dáng vẻ hiện đại, và tiện lợi hơn. Hiện đại trong cách thiết kế và in ấn. Tiện lợi trong việc cải thiện chất liệu. Đồng tiền trông có vẻ sáng hơn, đẹp hơn....Mỗi thời kỳ lịch sử, đều ghi lại một dấu ấn văn hóa lịch sử và những sự kiện xảy ra trong nó, trong đó có việc in ấn tiền giấy.Vỡ tiền giấy ra đời trong khoảng thời gian đó, tức là được thiết kế bới những người trong thời kỳ đú, thỡ không thể nào tránh khỏi việc đưa tâm tư nguyện vọng của họ vào trong các hoa văn, họa tiết, hình ảnh....

Chẳng hạn như ở đồng tiền 2000 đồng trước đõy thì người hoạ sĩ thiết kế đặc biệt chú ý đến diễn tả, nhấn mạnh hình ảnh người công nhân làm việc trong nhà máy ở phái sau mặt đồng tiền. Với màu ghi trong sáng, màu sắc không hề cảm thấy lạnh mà trông rất sạch sẽ, chắc khoẻ trong lối sử dụng chi tiết. Nhấn mạnh người công nhân lao động chân tay qua ba dáng ở nhúm chớnh nhưng với không gian rộng rãi, sự góp mặt của máy móc hiện đại đại diện ở phía sau đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho nền công nghiệp còn non trẻ của ta trong những ngày đầu dành độc lập, xoá bỏ chế độ bao cấp, định hướng đi lên con đường CNXH.

Khoa học kỹ thuật phát triển, nên đồng tiền Việt Nam có nhiều biến đổi. Biến đổi ở đây không phải là không còn những ngữ nghĩa trên đồng tiền mà là về kỹ thuật in, chất liệu cũng như nội dung lưu giữ giá trị. Đồng tiền là một loại hình đồ hoạ mang tính ứng dụng cao, mà để đạt được là cần nhấn mạnh trong trang trí - thực dụng: phải mang tính dân tộc hiện đại trong nội dung đề tài,

trong hiện tượng miêu tả và cả trong phong cách diễn đạt. Càng mang tính hiện đại bao nhiêu, thì yếu tố trang trí trên đồng tiền càng có giá trị to lớn về nghệ thuật, về lịch sử và cả về chính trị. Có thể nói kỹ thuật in ngày càng sắc nét và khả năng phòng chống làm tiền giả ngày càng hiện đại tinh vi. Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến các giải pháp thích ứng và phát triển của tiền tệ Việt Nam trong hoàn cảnh hội nhập. Việc Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi và thay thế một số mệnh giá tiền từ hệ thống tiền giấy cotton sang polymer, hay đưa tiền kim loại vào thay thế các loại tiền giấy mệnh giá nhỏ đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của báo chí và công chúng. Sau gần 3 năm thực hiện, mặc dù gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu, đến nay về cơ bản các ưu thế công nghệ và tính hợp lý nhiều mặt của các loại tiền nêu trên đã được khẳng định. Có được kết quả đó, bên cạnh tính thực tế và hữu dụng trong lưu thông, cũng phải kể đến đóng góp rất quan trọng của giới truyền thông báo chí và các nhà nghiên cứu đã kiên trì tìm hiểu và chuyển tải đến công chúng những đánh giá đúng đắn, khách quan, góp phần cùng ngành Ngân hàng tiếp tục đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào thực tiễn.

Loại tiền polyme: Giấy in tiền được sử dụng để in các đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ là loại giấy trắng đặc biệt được Nhà nước bảo hộ, không có bỏn trờn thị trường. Ở phớa trỏi mặt trước tờ bạc (là mặt in hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh), chỗ giấy để trắng (không có hình in), là hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mệnh giá 100.000đ là chân dung nhìn thẳng, 50.000 đ và 20.000 đ là chân dung nhỡn nghiờng). Hình bóng chìm này được tạo ra trong quá trình sản xuất giấy, qua kỹ thuật làm vị trí giấy dày, mỏng khác nhau tạo cỏc nột sáng hơn và tối hơn nền giấy tương ứng. Trên mặt và trong nền giấy in cú cỏc sợi màu bảo hiểm mảnh như sợi tơ (màu xanh, đỏ ...) được phân bổ một cách ngẫu nhiên. Các sợi màu bảo hiểm này được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy. Riêng loại 100.000 đ cú thờm dây an toàn (bằng Polymer), nằm ở vị trí khoảng 1/3 chiều ngang, tính

từ mép phải ở mặt trước của tờ bạc. Dây an toàn nằm chìm trong giấy (được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy), trên sợi dây cú cỏc chữ cái và con số NHNNVN 100000 rõ nét và đảo chiều liên tục (viết tắt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100.000 đồng). Hình in trờn cỏc đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ được áp dụng bằng công nghệ in đặc biệt, hiện đại với thiết kế mẫu tiền có mỹ thuật và kỹ thuật đặc biệt. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là nâu đậm. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 50.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là xanh lá cây đậm. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 20.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là xanh tím. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được thiết kế nổi bật ở mặt trước của cả 3 đồng tiền (100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ) và được áp dụng kỹ thuật in nổi, cho nên hình chân dung sắc nét, cảm giác sinh động thể hiện rõ rệt ở hai con mắt. Tương tự, cụm chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và cụm chữ thể hiện mệnh giá (MỘT TRĂM NGHÌN ĐỒNG, NĂM MƯƠI NGHèN ĐỒNG, HAI MƯƠI NGHèN ĐỒNG) có độ nổi cao, hình quốc huy cú cỏc nột nhỏ, tinh vi. Hình định vị được áp dụng trên đồng 100.000 đ và đồng 20.000 đ, có thể nhìn thấy trên cả hai mặt đồng tiền. Đồng 100.000 đ là hình định vị âm - dương (nằm ở vị trí sát hình bóng chỡm, nhỡn từ mặt trước và mặt sau); đồng 20.000 đ là Hình định vị hoa văn dân tộc (ở gúc trờn, bên trái mặt trước đồng tiền, ngay dưới Cụm chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM). Hình định vị được in bằng kỹ thuật cao, trên cùng một vị trí ở mặt trước và mặt sau của tờ bạc. Khi đưa đồng tiền lên trước nguồn sáng, ta thấy hình định vị khớp khít nhau, không bị lệch về đường nét, hoa văn. Điều đó cho thấy khả năng sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế tiền trong việc chuyển tải những hình ảnh đặc trưng của quốc gia, dân tộc lên từng tờ giấy bạc, kỹ thuật sản xuất tiền ngày càng tinh xảo, không những có giá trị thẩm mỹ cao mà có khả năng chống nạn làm tiền giả. Loại tiền polyme ngày nay đang được mọi người sử dụng đánh giá cao. Có

thể khẳng định nền kinh tế, trình độ cảm luận mỹ thuật cũng như kỹ thuật của những người làm và sản xuất ra đồng tiền nói riêng và dân tộc Việt Nam đó cú những bước tiến đáng tự hào.

C. KẾT LUẬN

Dấu ấn thời gian đã để lại trên từng đồng xu, thông qua đó để phần nào hiểu được nét văn hóa của Việt Nam. Sau nhà Mạc, đồng tiền bước vào giai đoạn tao loạn, chia đôi theo cục diện Nam - Bắc phân tranh, lần lần đẩy nền tiền tệ Việt Nam vào hàng phức tạp trên thế giới. Đàng ngoài có tiền nhà Lê trung hưng, chúa Trịnh. Đàng trong xài tiền chúa Nguyễn. Nhà Tây Sơn lờn, dựng tiền Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh. Đến nhà Nguyễn, từ vua Gia Long về sau đều có đúc tiền mang niên hiệu từng thời như Minh Mạng thông bảo, Thiệu Trị thông bảo, Tự Đức thông bảo... Quân Pháp qua, lập Ngân hàng Đông Dương (1875), độc quyền phát hành giấy bạc các loại. Sau lại in tiền của Viện phát hành các quốc gia liên kết Việt - Miên - Lào có giá trị thanh toán trên cả 3 quốc gia. Rồi bạc Cụ Hồ ra đời (1946)... Nếu kể chi tiết, đồng tiền Việt Nam quả mang dấu ấn các thời kỳ lịch sử sôi động, phân tranh, máu lửa, bất khuất và nhân nghĩa như câu ca:

Tiền tài như phấn thổ (bụi đất). Nghĩa trọng tợ thiên kim (nghìn vàng).

Con le le mấy thuở chết chìm. Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?

Vẽ tiền đòi hỏi sự chính xác cao, ai cũng muốn trong tác phẩm đó phải cú cỏi hồn của đất Việt. Khi một tờ giấy bạc được lưu hành, nó đó truyền tải được cái tâm người vẽ. Đó là cả một công trình lao động nghệ thuật vô cùng vất vả, trăn trở nhưng đầy thú vị và độc đáo. Những ai đã từng tham gia vào công tác nghiên cứu, tìm hiểu, chắt lọc những cái hay cái tiêu biểu và đặc biệt truyền tải đầy đủ ý nghĩa trên đồng tiền thì mới có thể hiểu được hết giá trị to

lớn. Và từ đó truyền đạt đến người cầm nó, tìm hiểu về nó, hiểu nó và quan tâm một cách sâu sắc về ngữ nghĩa biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình và giá trị thẩm mỹ của đồng tiền.

Góp một cái nhìn rõ nét về văn hoá Việt Nam qua các thời kỳ, đồng tiền cổ xưa và nay cho thấy được nhân sinh quan và khả năng cảm thụ của con người qua từng thời đại, thông qua cách thiết kế, tạo hoa văn. Đồng tiền của các triều đại xưa bao giờ cũng hình tròn và có ô vuông bên trong. Hình tròn tượng trưng cho trời, ô vuông bên trong tượng trưng cho đất. Đú chớnh là mong muốn sự hòa hợp giữa trời và đất, của vũ trụ, sự hòa hợp âm dương nói chung. Hay như hình rồng lượn trên đồng tiền ở thời Cảnh Hưng khác với rồng lượn thời Cảnh Thịnh… Chỉ cần hiểu được nguồn gốc, xuất xứ từng đồng tiền, coi như bạn đã phần nào nắm được lịch sử nước nhà. Từ trước đến giờ, học lịch sử trong trường, chủ yếu chỉ biết được quá trình chống giặc của nước mình, và cũng chỉ biết sơ sài qua những giai đoạn, sự kiện lớn. Nhưng cầm trên tay những đồng tiền Việt Nam chúng ta như thấy được một Việt Nam khác, với những điều chưa từng biết, rõ nét đến từng chi tiết. Tìm hiểu về lịch sử của đồng tiền cũng giống như đi tìm một nguồn cội, để rồi khi cú nó mới thấy rằng mình không chỉ đang cầm trên tay một đồng tiền mà còn là đang giữ gìn một biểu trưng văn hóa của dân tộc.

Đồng tiền là một hiện vật mà bất kỳ một dân tộc nào cũng có. Tiền nói lên rất nhiều vấn đề: niên đại, xã hội, cuộc sống, những câu chuyện về thời cuộc, trình độ học vấn của con người... Nói tóm lại, tiền ẩn chứa phản ánh mọi mặt của đời sống: văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử, mỹ thuật, văn học.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam (Trang 40)