2. “Đại Trị thông bảo” thời Trần Dụ Tôn
3.1. Tiền Việt Nam thời Pháp thuộc và tiền của Nguỵ quyền Sài Gòn 1 Hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bị chiếm đóng
3.1.1 Hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bị chiếm đóng
Ngày 31/8/1858, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tại Đà Nẵng. Nước ta dần rơi vào ách nô lệ của thực dân Pháp. Và trong suốt hơn 80 năm được coi như là đang trải qua “ những đêm dài trung cổ”, nhân dân chìm trong đói khổ, bị bóc lột nặng nề, chịu một cổ hai tròng: ách thực dân và phong kiến. Đỉnh điểm tội ác của giặc xâm lược gây ra cho dân ta là nạn đói 1945, do thực dân Pháp sau khi dâng nước ta cho Nhật, là tội ác không dung. Nhưng bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những gì mà thực dân Phỏp đó làm cho Việt Nam như hệ thống cầu đường, xây dựng nhiều công trình mà cho đến ngày nay vẫn còn bền với thời gian.
Năm 1875, Ngân hàng Đông Dương của Tư bản Pháp xuất hiện, ngự trị nền kinh tế toàn Đông Dương và các thuộc địa vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Ngân hàng Đông Dương được độc quyền phát hành giấy bạc và quản lý tiền tệ, tổ chức này gồm cổ phần các quan lại cai trị, chính phủ, nhà chung, tư bản... thực sự là những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ hút của cải của nhân dân ta. Sau Cách mạng tháng 8, thực hiện chính sách mềm dẻo, chính phủ ta vẫn để ngân hàng Đông Dương được hoạt động. Lợi dụng chính sách này, Ngân hàng Đông Dương còn phục vụ cho cuộc xâm lươc của thực dân đến năm 1954. Sau hiệp định Giơnever 1954, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Các hệ thống giấy bạc của Ngụy quyền Sài Gòn lại tiếp tục phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Mức độ lạm phát của đồng tiền Ngụy quyền đến mức cao nhất.