2. “Đại Trị thông bảo” thời Trần Dụ Tôn
3.2.3. Mụ típ trang trí được sử dụng thời kỳ này.
Cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên mặt trận tiền tệ cũng gay go ác liệt không kém gì đấu tranh bằng súng đạn. Điều này cho thấy lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, không những gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh rất đặc biệt của Cách mạng Việt Nam, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà còn là niềm tự hào không thể nào quên của các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng trong những ngày tháng gian nan vất vả đấu tranh tiền tệ, phát triển kinh tế qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Tình cảm thiêng liêng dành cho Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khí phách hào hùng và tinh hoa nước Việt được trân trọng thể hiện trên từng tờ tiền (trừ 1 vài mệnh giá ở vài thời kỳ). Từ 1948, ảnh Bác Hồ là một người lính, ko biết có ai để ý ko? người lính áo vải đấy.Thời kỳ này vẫn còn chiến tranh, Bác là vừa là người lãnh đạo, vừa là người lính, hòa mình sống chung với mọi người. Càng về sau, ảnh Bác Hồ càng thực với con người Bác, dần dần trở nên vóc dáng của một vị lãnh tụ hơn, và dần tôn nghiêm hơn....Và hình ảnh Bỏc trờn đồng tiền bây giờ là một vị cha già của dân tộc, ánh mắt rất hiền từ.... Tình cảm đú đó trở thành sức mạnh cùng dân tộc Việt Nam đi qua những bước thăng trầm hiểm
nguy nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng. Sau 1945 là giai đoạn tiền tệ Việt nam tương đối phức tạp: từ 1945 - 1954 vừa có tiền Cụ Hồ vừa có tiền do Pháp phát hành, tiền Cụ Hồ không vào được đến Nam Bộ, thậm chí các Ủy ban hành chính kháng chiến cũng phát hành tiền ở Trung bộ, Nam bộ.... Từ 1954 - 1975 tiền của hai miền, hai chế độ riêng... Năm 1948: hình ảnh mặt sau của đồng tiền là hình ảnh người phụ nữ, thể hiện miền quê Bắc Bộ, bộ đồ nói lên tư tưởng phong kiến vẫn còn phần nào nằm trong lòng người dân lúc bấy giờ. Tại sao chỉ vẽ phụ nữ mà ko thấy nam giới: tất cả đều xông pha mặt trận. Người phụ nữ tảo tần chốn hậu phương, lo miếng ăn cho tiền tuyến. Và nghề chính vẫn là nghề nông, bó lúa. Năm 1951: lúc này thì Việt Nam đã thực sự là một nước, tuy nhiên chiến tranh vẫn còn đó, mọi người vẫn phải đấu tranh. Hậu phương vẫn luôn sản xuất để tiếp tế cho tiền tuyến. Hai mặt của đồng tiền thể hiện rất rõ điều này. Năm 1958 : đánh dấu là chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng tiền thời này cảm nhận rất yên bình và vui vẻ, xây dựng được một số công trình cho đất nước: tàu hỏa, công trình công nghiệp... bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc. Củng cố để thống nhất miền Nam. Quốc huy nước VN tỏa sáng - niềm tin cho một nước Việt Nam thống nhất.
Có thể nói tính chất trang trí trờn cỏc đồng tiền thời kỳ này mô phỏng, ghi lại kịp thời tình thời cuộc. Bản thân đồng tiền được coi là một loại đồ hoạ mang tính ứng dụng rất cao. Khả năng tiện ích là sản xuất hàng loạt cao, rất gần gũi với cuộc sống, nó luôn đập vào mắt chúng ta, bắt chúng ta phải nhìn, phải cảm nhận, phải nghĩ nờn nó có tính tuyên truyền thời cuộc rất lớn. Nếu các họa sĩ dùng những hình ảnh, những bức tranh để phản ánh tình hình đất nước lúc bấy giờ, thì những người tìm hiểu, làm và sản xuất ra những đồng tiền cũng được coi là người nghệ sĩ. Họ đã biết chắt lọc, ghi lại kịp thời, phản ánh một cách trung thực. Đó là hình ảnh người dân lao động trên mọi lĩnh vực: cảnh nông dân làm ruộng hay cảnh công nhân sản xuất trong nhà máy, đó là hình ảnh chiến đấu anh dũng kiên cường của các chiến sĩ trên mặt trận,
phản ánh công cuộc đổi mới đất nước cả trong thời chiến cũng như trong thời bình cho nên những đồng tiền thời kỳ này có màu sắc rất trong trẻo, chắc chắn, rõ ràng …Bờn cạnh đó còn là những đường nét, chấm, vạch, mảng của các hoa văn dân tộc ... Tất cả như một bức tranh thu nhỏ, sống động.