2. “Đại Trị thông bảo” thời Trần Dụ Tôn
3.1.3. Yếu tố trang trí được sử dụng trên đồng tiền.
Đồng Đông Dương (tiếng Pháp là piastre) là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ 1885 đên 1952. Đồng bạc Đông Dương phát hành để tăng tính ổn định về tiền tệ tại các thuộc địa của Pháp. Ban đầu nó được lấy giá trị tương đương với đồng bạc hoa xòe khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng tiền này thay thế cho đồng franc tại Campuchia, bath Thại tại Lào và quan tại Việt Nam. Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam từ Nam kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ngày 5 tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam cho lưu hành khắp Trung Kỳ và cả Bắc Kỳ các loại tiền. Trong phạm vi cả nước có 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam (tiền, quan tiền – tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe), và giấy bạc Đông Dương.
* Tiền kim loại:
Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu và 1 đồng được phát hành. Do tình chất của Ngân hàng Đông Dương là Ngân hàng của chính sách thuộc địa nên những đồng tiền thời kỳ này dùng những hình ảnh hay họa tiết trang trí mang yếu tố của thực dân. Chẳng hạn như đồng 1 piastre là đồng tiền kim loại làm bằng chất liệu nhôm, hình ảnh là biểu tượng nữ thần tự do, mặt sau là hình ảnh bụng lỳa mỳ, đó là những yếu tố trang trí hoàn toàn xa lạ, những yếu tố gắn liền với quốc gia tự trị của thực dân xâm lược mang đến. Phải chăng đó là sự áp đặt thay đổi, âm mưu thâm
độc của thực dân: xóa bỏ hoàn toàn những giá trị, bản sắc dân tộc của Việt Nam nói riêng và những các nước Lào, Campuchia đang cùng cảnh ngộ thành thuộc địa, thành lãnh thổ của thực dân. Cũng là đồng xu mang tính chất tạm thời nhưng phải nói rằng quan niệm thẩm mỹ của thực dân rất cao, biết sử dụng yếu tố cách điệu, đồng xu không đơn giản là hình tròn mà có sự biến chuyển nhẹ nhàng, hình ảnh trên những đồng tiền giấy được vẽ cầu kỳ, chau chuốt. Hoa văn trang trí và cách sắp xếp bố cục trong tờ tiền rất chặt, có chỗ rất nhỏ của hoa văn nhưng lại rất tinh tế.
* Tiền giấy:
Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các tờ 5, 20, 100 đồng. Giữa các năm 1920 và 1922, các tờ bạc 10, 20 và 50 xu cũng được phát hành. Năm 1939, tờ 500 mới được phát hành. Cùng năm, Chính phủ toàn quyền Đông Dương phát hành các tờ giấy bạc 10, 20 và 50 xu, tiếp theo là tờ 5 xu vào năm 1942. Do chính sách cai trị của thực dân là “ru ngủ”, đối với bọn tay sai, quan lại phong kiến chúng “ru ngủ” bằng cách cho sống cuộc sống nhung lụa, giàu sang để trở thành tay sai đắc lực cho chúng. Cho nên một số hình ảnh trên đồng tiền thời kỳ này là cảnh đẹp, hình ảnh của hoàng hậu nam triều, cuộc sống vui chơi. Còn đối với dân đen, bần cùng chúng thi hành chính sách bóc lột, đàn áp, thu thuế dã man, chúng coi con người của các nước thuộc địa là giống người thấp kém. Một số hình ảnh trên đồng tiền còn có hình ảnh người nông dân, không hừng hực khỏe mạnh, hăng say lao đồng mà là những con người đen đúa, bẩn thỉu, không đủ ăn đủ mặc với tính chất khinh miệt.
Có thể nói rằng, hình ảnh đồng tiền như một trang lịch sử, ghi đầy đủ những nội dung của cả một thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ nô lệ. Không cần phải là những trang phim ảnh, tài liệu hay những dũng phõn tích dài dòng mà chỉ cần nhìn vào hoạ tiết, mụ típ hình ảnh trang trí trên đồng tiền thôi cũng đã hiểu rõ được cả một thời kỳ lịch sử đã qua của dân tộc.