Tình hình CHDC Đức và CHLB Đức trong những năm 1972 – 1989 a.Tình hình CHDC Đức.

Một phần của tài liệu Diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945. (Trang 33)

a.Tình hình CHDC Đức.

Từ sau năm 1972, tình hình CHDC Đức đã ổn định hơn và đạt được nhiều thành tựu đáng kể: chế độ người bóc lột người được xoá bỏ, chính quyền của giai cấp công nhân đã mang lại cho nhân dân lao động nhiều quyền lợi; thu nhập quốc dân đã tăng lên nhanh chóng; năng suất lao động tăng trong vòng 40 năm là 10,5 lần, đây là nước có thu nhập quốc dân theo đầu người cao nhất trong các nước XHCN ở Đông Âu. CHDC Đức cũng là một nước sớm chuyển cơ cấu kinh tế sang phát triển theo chiều sâu, tập trung phát triển những ngành mũi nhọn và các ngành công nghiệp then chốt. Là một nước có tiềm lực phát triển khoa học và giáo dục to lớn có tới 20% số lao động đã tốt nghiệp đại học.

Sau thập kỉ 70, đến giữa những năm 80 do nguyện vọng chủ quan duy ý chí của các nhà lãnh đạo CHDC Đức các chương trình phúc lợi xã hội ngày

càng được đầu tư lớn: chỉ tính riêng chương trình nhà ở và trợ giá đã chiếm 30% thu nhập quốc dân. Hậu quả là đầu tư cho sản xuất bị giảm sút đáng kể từ 16, nước% xuống chỉ còn 9,9%. Hơn nữa số đầu tư này lại tập trung vào một số ngành mũi nhọn vì thế mà nhiều ngành kinh tế đã trở nên lạc hậu hơn so với thế giới. Điều đó làm mất cân đối nền kinh tế Mỹ đồng thời giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của CHDC Đức so với các nước khác.

Đặc biệt trong thời gian này việc cải tổ ở Liên Xô đã gây ra những điều kiện và khó khăn mới trong việc cung ứng vật tư, kỹ thuật và phát triển hợp tác giữa CHDC Đức với các nước trong hệ thống XHCN. Trước hình đó đặt ra ở CHDC Đức một yêu cầu đổi mới nền kinh tế cấp thiết. Nhưng ban lãnh đạo Trung Ương Đảng công nhân xã hội thống nhất Đức vẫn bám giữ cơ chế cũ. Chính cơ chế quản lý tập trung mang tính hành chính mệnh lệnh đã không còn phù hợp trong điều kiện mới đã làm cho người lao động mất vai trò làm chủ trong quản lí kinh tế và xã hội. Do đó một cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị đã xảy ra ở CHDC Đức vào năm 1989, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi trong xã hội và mở đầu cho sự thay đổi của hàng loạt các nước XHCN và các nước dân chủ nhân dân khác ở Đông Âu.

Mặt khác ngay từ khi thành lập nước đến nay, CHDC Đức đã luôn gặp phải sự chống đối thù địch của các nước tư bản phương Tây. Sau sự kiện khủng hoảng ở CHDC Đức năm 1989, nước CHLB Đức đã tập trung phát động hàng loạt các chiến dịch khuyến cáo CHDC Đức phải cải tổ, đồng thời kích động tâm lý của nhân dân CHDC Đức làm cho tình hình ở đây càng thêm khó khăn, phức tạp.

b.Tình hình CHLB Đức..

Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của cả thế giới trong đó không ngoại trừ CHLB Đức, nửa sau những năm 70 kinh tế CHLB Đức lâm vào tình trạng suy thoái. Tuy vậy trong những năm 80, giới lãnh đạo nhà nước đã cô gắng cải cách cơ cấu kinh tế, rút ngắn

khoảng cách về kỹ thuật hiện đại với Mỹ, đặc biệt là trong công nghiệp điện tử. Nhờ kết hợp giữa kỹ thuật cũ và mới, nhờ ý chí truyền thống của mình, Tây Đức đã phục hồi được nền kinh tế. Năm 1986, tổng sản phẩm quốc dân đạt được 1949 tỉ mác, sản xuất 37,5 triệu tấn thép; 28,9 triệu tấn gang; 36 triệu tấn thép cán; 81 triệu tấn than đá; 400 tỉ kư/h điện… Về tổng sản lượng công nghiệp, Tây Đức vẫn giữ vị trí hàng đầu ở Tây Âu và thư 3 trên thế giới tư bản, sau Mỹ và Nhật Bản.

Tây Đức cũng là nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới, dẫn đầu tuyệt đối về xuất khẩu 15 trong tổng số 30 nhóm mặt hàng. Tính đến năm 1990, các công ty Tây Đức đầu tư trực tiếp 215 tỉ Dmac ra nước ngoài, trong khi các công ty nước ngoài chỉ đầu tư vào Đức 128 tỉ Dmac, theo nhận xét của Bộ kinh tế Liên bang công nghiệp Đức bắt đầu “di chuyển” ra nước ngoài.

Về chính trị: từ năm 1982, chính phủ Liên minh hai đảng (Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo và Liên minh xã hội Thiên chúa giáo) lên cầm quyền ở Tây Đức, đại diện cho giới tư bản độc quyền.

Một phần của tài liệu Diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w