Hội Nghị Giơnevơ.

Một phần của tài liệu Diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945. (Trang 28)

Ngày 27/10/1958, Chủ tịch CHDC W.Ubơrich đã tuyên bố các nước phương Tây đã vi phạm thoả thuận Pôtxđam và đã tái vũ trang cho Tây Đức, do đó họ không có quyền ở lại Beclin nữa và sau khi thống nhất Beclin sẽ là thủ đô của Đức. Liên Xô cũng ủng hộ tuyên bố này của CHDC Đức,ngày 10/11/1958 chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Khơ-rut-sốp đã tuyên bố: đã đến lúc phải chấm dứt chế độ chiếm đóng ở Beclin, Liên Xô sẽ trao lại các cơ quan chức năng mà Liên Xô đang nắm giữ ở Beclin cho CHDC Đức; Mỹ, Anh, Pháp cần phải giao thiệp trực tiếp với CHDC Đức; Nếu họ không chịu thương lượng với CHDC Đức và dùng vũ lực để vào Beclin thì coi như họ đánh vào Liên Xô và các nước Vacsava.

Tiếp đó trong công hàm ngày 27/11/1958, Liên Xô nói rõ hơn về lập trường của mình: Liên Xô sẽ đàm phán với CHDC Đức để chuyên giao các quyền lực của mình ở Beclin cho nhà nước này; Liên Xô cho rằng việc trao trả Tây Beclin cho CHDC Đức là giải pháp tốt nhất, nhưng vì các nước phương Tây có thể không chấp nhận nên Liên xô gợi ý biến Tây Beclin thành một đơn vị chính trị độc lập phi quân sự đặt dưới quyền kiểm soát của Liên Hợp Quốc. Trong vòng 6 tháng nếu không thành lập được thành phố tự do Tây Beclin thì Liên Xô sẽ kí một hoà ước riêng rẽ với CHDC Đức.

Các nước phương Tây đặc biệt là Anh, Mỹ, Pháp coi tuyên bố của Liên Xô là một tối hậu thư làm nghiêm trọng tình hình. Bởi lẽ nếu qua 6 tháng, Liên Xô sẽ kí hoà ước riêng rẽ và trao quyền kiểm soát đường ra vào Tây Beclin cho CHDC Đức thì các nước phương Tây sẽ phải đàm phán với CHDC Đức để ra vào Tây Beclin nghĩa là phải thừa nhận nhà nước này; nếu không

thì có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Trước tình hình này các nước phương Tây tỏ những thái độ khác nhau: Anh cho rằng có thể nhân nhượng nếu Khơ-rut- sôp giảm mức độ gay gắt trong tối hậu thư; Pháp thì kiên quyết phản đối; Mỹ thì tỏ thái độ do dự khi phải tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô.

Sau đó các nước đã tiến hành đi lại thăm dò thêm thái độ của nhau. Cuối cùng các nước đi đến thoả thuận sẽ triệu tập Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Giơ-ne-vơ vào tháng 5/1959, cùng với đại biểu của CHDC Đức và CHLB Đức làm quan sát viên. Tuy vậy Hội nghị không đạt được kết quả gì do Liên Xô thì đề nghị thống nhất nước Đức bằng việc đàm phán giữa hai quốc gia Đức, còn các nước phương Tây thì muốn tuyển cử tự do.

Hội nghị Ngoại trưởng ở Giơ-ne-vơ là sự kiên quan trọng nhất của quan hệ quốc tế trong năm 1959. Trong thời gian diễn ra Hội nghị, nhân dân các nước trên thế giới đều tập trung theo dõi. Báo chí các nước đều giành những trang lớn đề đưa tin và bình luận, mong chờ Hội nghị sẽ đi đến những giải pháp để kết thúc tình trạng căng thẳng ở nước Đức.

Sau Hội nghị Liên Xô cũng không nhắc gì đến thời hạn 6 tháng nữa, cũng không nhắc đến việc kí kết hoà ước riêng rẽ với CHDC Đức nữa. Sau đó Khơ-rut-sôp còn nhận lời mời đi thăm Mỹ, có nghĩa là tiếp tục thương lượng với Mỹ.

Một phần của tài liệu Diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945. (Trang 28)