Hình thức tuyển dụng của công ty:

Một phần của tài liệu kiến tập về tuyển dụng và đào tạo nhân viên (Trang 28 - 29)

2. Thực trạng công tác tuyển dụng: 1Thực trạng:

2.4.Hình thức tuyển dụng của công ty:

Đối với nguồn tuyển trong nội bộ công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã áp dụng hình thức thông báo trên bảng tin, gửi thông báo đến các bộ phận để thu hút sự chú ý của cán bộ công nhân viên, đồng thời thông qua sự tiến cử của đội ngũ giám sát hay các nhân viên ở từng phòng ban, kết hợp với hồ sơ và sơ đồ thuyên chuyển từ đó công ty có thể lựa chọn ứng viên thích hợp cho vị trí cần điền khuyết.

Ngoài ra, đối với nguồn tuyển dụng từ bên ngoài công ty sử dụng hình thức tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, cũng như thông qua các phương tiện truyền thông như các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động,…trên đài phát thanh và truyền hình điạ phương, trên các trang web như: danaplast.vn, vieclamviec.com, tuyendung.com,...Hình thức tuyển dụng này giúp công ty dễ dàng tìm được nguồn nhân lực theo yêu cầu. Thế nhưng, việc áp dụng hình thức này đôi khi công ty không thể kiểm soát được năng lực thực tế của ứng viên trong suốt quá trình dự tuyển, đồng thời hình thức tuyển dụng này sẽ làm công ty mất rất nhiều thời gian và chi phí liên quan cho tuyển dụng như: chi phí phải trả cho các trung tâm môi giới, chi phí cho truyền thông, chi phí đào tạo sau tuyển dụng…

Một số phương thức và quy trình trong phỏng vấn của công ty

Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ sơ bộ, phòng Tổ chức - hành chính của công ty sẽ gửi thông báo cho các ứng viên đến phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là giúp công ty kiểm tra tính xác thực của các thông tin mà ứng viên cung cấp, đồng thời thông qua phỏng vấn để đánh giá xem liệu ứng viên có đủ sức với công việc sau này không, quan sát sắc thái bên ngoài và đánh giá kỹ năng, sự thông minh, ý chí, nghị lực,khả năng thích nghi, phán đoán, suy luận…của ứng viên.

Tùy thuộc vào công việc và vị trí cần tuyển mà người phỏng vấn có thể là ban giám đốc, người quản lý trực tiếp ứng viên trong tương lai…nhưng thông thường ở công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng thì người phỏng vấn là trưởng phòng Tổ chức- hành chính.

Thời gian của buổi phỏng vấn thường kéo dài khoảng 45 phút, trong đó 15-20 phút đầu sẽ dành để loại bỏ các ứng viên kém, thời gian còn lại được dùng để sàn lọc các ứng viên suất sắc. Do đặc điểm về ngành sản xuất của công ty, lao động chủ yếu là lao động trực tiếp, đòi hỏi có tính kỹ thuật, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên thường thì trong suốt quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ đặt các câu hỏi nhằm tìm hiểu thông tin về cá nhân của ứng viên, các kiến thức về kỹ năng vận hành máy móc trang thiết bị, cũng như các kinh nghiệm quản lý, phân tích, xử lý tình huống khi có sự cố trong vận hành sản xuất. Bên cạnh đó, người phỏng vấn cũng hỏi thêm một vài lĩnh vực khác có hoặc không có liên quan đến công việc để kiểm tra về tầm hiểu biết, mức độ sáng tạo và lòng yêu nghề của ứng viên.

Một số lĩnh vực mà công ty thường đặt ra câu hỏi như:

+ Nghề nghiệp: Trước đây anh (chị) đã từng làm ở đâu? Có liên quan gì đến lĩnh vực sản xuất của công ty không? Lý do vì sao anh (chị) lại nghỉ việc ở công ty cũ? Mức lương mà anh (chị) mong muốn?...

+ Cơ sở công việc: Cơ sở nào giúp anh (chị) biết và muốn làm việc tại công ty? Những cơ sở nào khiến anh (chị) muốn từ bỏ công việc cũ? Những ưu khuyết điểm trong sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty cũ mà anh (chị) nhận thấy? …

+ Trình độ học vấn: Anh (chị) thích (ghét) môn nào, lý do? Đã từng làm thêm công việc gì khi còn đi học? Anh (chị) tự nhận thấy mình có kỹ năng gì giúp ích cho công việc, công ty?…

+ Nhân sinh quan: Sở thích của anh (chị) là gì, vì sao? Mục đích sống của anh (chị) và anh (chị) làm gì để thực hiện mục đích đó? Theo anh (chị) đức tính nào là cần thiết để thành công trong cuộc sống? Anh (chị) nghĩ vai trò của mình là gì trong suy nghĩ của đồng nghiệp? Những thành công và thất bại mà anh (chị) đã trải qua, những lúc đó anh (chị) đã làm gì?...

Một phần của tài liệu kiến tập về tuyển dụng và đào tạo nhân viên (Trang 28 - 29)