Công ty phần mềm FPT (FSOFT) được thành lập từ tháng 01/1999, hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Hiện nay, FSOFT là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực phát triển phần mềm tại Việt Nam.FSOFT ký hợp đồng tư vấn với công ty tư vấn KPMG của Ấn Độ, chính thức triển khai áp dụng CMM/CMMI từ tháng 01/2001.Tháng 03/2004 đạt chứng chỉ CMM5, đến tháng 05/2006, FSOFT đạt chứng chỉ CMMIcấp độ 5, tại thời điểm năm 2006 số lượng nhân sự FSOFT khoảng 1.700 người [Sử ký FPT 2008; Báo cáo thường niên 2008].
Một số bài học thực tiễn trong quá trình triển khai CMMI tại FSOFT[1]:
Cam kết của lãnh đạo
Chuẩn bị nguồn vốn và nhân lực đủ mạnh
Phát triển, trưởng thành về nhân lực
Ngoại ngữ là một vấn đề quan trọng
Phát triển trưởng thành về quản lý, tổ chức cấu trúc dự án
Biến chỉ tiêu chất lượng thành văn hóa
Các công cụ hiệu quả:Hệ thống phần mềm FMS (FSOFT Management Suite) của công ty được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý chất lượng theo chuẩn CMMI, hệ thống bao gồm các công cụ[1]:
DMS (Defect Management Systems):Dùng để quản lý lỗi,đưa ra các báo cáo phục vụ nhu cầu phân tích, đánh giá của dự án.
Timesheet: Dùng để quản lý thời gian làm việc của nhân viên trong công ty, tính công thực tế của từng dự án giúp cho việc tổng hợp báo cáo trên FSOFT Insight.
FSOFT Insight: Dùng để hỗ trợ quản lý kế hoạch, lịch trình, vấn đề rủi ro, nguồn lực của dự án, quản trị dự án trên nguyên tắc định lượng hoàn toàn, là một trong những vũ khí quan trọng nhất giúp công ty đạt được chứng chỉ CMMI cấp độ 5.
NCMS: Dùng để quản lý các khiếu nại của khách hàng và các vi phạm quy trình, hỗ trợ quản lý các vấn đề không phù hợp với hệ thống quản lý.
Dashboard: Dùng để đo mức độ hoàn thành của các dự án, hỗ trợ quản lý cấp cao có thể xem được tổng quan về trạng thái tiến trình
của các dự án, nguồn lực….
Tư vấn chuyên nghiệp: Ký hợp đồng với công ty tư vấn có uy tín ở Ấn Độ là KPMG.
Hoạt động duy trì và kiểm soát các dự án được tiến hành đều đặn, hàng tuần bộ phận QA ghi lại các vấn đề (issue) được cập nhật trên hệ thống quản lý, phân loại chúng và đánh độ ưu tiên xử lý để theo dõi tình hình sửa lỗi của đội dự án. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra các quy định thưởng/phạt đối với các dự án tuân thủ/không tuân thủ quy trình quy định đã đề ra. Để đảm bảo chất lượng cho dự án thì một cán bộ QA được phân công phụ trách tối đa là 3 dự án; tỷ lệ cán bộ QA chiếm ít nhất 5% tổng số lượng nhân sự trong dự án.