Khi phanh khẩn cấp (ABS hoạt động)

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế hệ thống phanh cho xe du lịch trên cơ sở xe Hyundai Starex 2007 (Trang 63)

Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh để phanh khẩn cấp thì các bánh xe có xu hướng xuất hiện sự trượt giữa lốp với mặt đường thì ABS sẽ bắt đầu làm việc. Khi hệ số trượt vượt đạt giới hạn khoảng (10÷30%) thì hệ số bám đạt giá trị cực đại và hệ thống ABS bắt đầu phát huy tác dụng với các giai đoạn hoạt động như sau:

4.3.3.1.. Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất

Khi phát hiện thấy sự giảm nhanh tốc độ của bánh xe (do bánh xe trượt

mạnh) tín hiệu của cảm biến tốc độ ghi nhận và gửi về bộ điều khiển ECU. Kết quả

kiểm tra ở bộ ECU sẽ xác định xem bánh xe nào bị trượt quá giới hạn quy định (10

÷

30%) để thực hiện điều chỉnh áp suất làm việc dẫn đến bánh xe đó.

1314 14 12 8 7 10 15 ECU 5 6 1 4 2 3 11 9

Hình 4-10 Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất

1 - Tổng phanh; 2 - Ống dẫn dầu; 3 - Van điện; 4 - Cuộn dây; 5 - Van điện; 6 - Bơm dầu; 7 - Van điện; 8 - Bình chứa dầu; 9 - Cơ cấu phanh;

10 - Cảm biến tốc độ; 11 - Roto cảm biến; 12 - Nguồn điện; 13 - Van nạp; 14 - Van xả; 15 - Khối ECU.

Bộ điều khiển ECU sẽ gữi tín hiệu đến bộ chấp hành (hay còn gọi là cụm thuỷ lực), kích hoạt các rơle điện từ của van nạp hoạt động để đóng van nạp (13) lại --> cắt đường thông giữa xylanh chính và xylanh bánh xe. Như vậy áp suất trong xilanh bánh xe sẽ không đổi ngay cả khi người lái tiếp tục tăng lực đạp. Sơ đồ làm việc của hệ thống trong giai đoạn này như trên (hình 4-10).

4.3.3.2. Giai đoạn giảm áp suất

Nếu đã cho đóng van nạp mà bộ điều khiển nhận thấy bánh xe vẫn có khả năng bị hãm cứng (gia tốc chậm dần quá lớn), thì nó tiếp tục truyền tín hiệu điều khiển đến rơle van điện từ của van xả (14) để mở van này ra, để cho chất lỏng từ xilanh bánh xe đi vào bộ tích năng (8) và thoát về vùng có áp suất thấp của hệ thống --> nhờ đó áp suất trong hệ thống được giảm bớt (hình 4-11).

158 8 ECU 12 6 7 14 10 11 9 1 5 4 2 13 3

Hình 4-11 Giai đoạn giảm áp

1. Tổng phanh 2. Ống dẫn dầu 3.Van điện

4. Cuộn dây 5. Van điện 6. Bơm dầu

7. Van điện 8. Bình chứa dầu 9. Cơ cấu phanh 10. Cảm biến tốc độ 11. Roto cảm biến 12. Nguồn điện

13. Van nạp 14. Van xả 15. Khối ECU

4.3.3.3. Giai đoạn tăng áp suất

Khi tốc độ bánh xe tăng lên (do áp suất dòng phanh giảm), khi đó cần tăng áp suất trong xilanh để tạo lực phanh lớn, khối điều khiển điện tử ECU ngắt dòng điện cung cấp cho cuộn dây của các van điện từ, làm cho van nạp mở ra và đóng van van xả lại --> bánh xe lại giảm tốc độ (hình 4.8).Chu trình giữ áp, giảm áp và tăng áp cứ thế được lặp đi lặp lại, giữ cho xe được phanh ở giới hạn trượt cục bộ tối ưu mà không bị hãm cứng hoàn toàn.

15 5 2 4 15 ECU 12 6 7 8 13 3 14 9 10 11

Quá trình này được lập đi lập lại nhiều lần cho đến khi các bánh xe không còn bị trượt. Chu kỳ hoạt động của các van nạp và xả có thể thay đổi theo độ bám của bánh xe . Đối với mặt đường khô ráo các van chỉ hoạt động 1 hoặc 2lần/giây .Tuy nhiên đối với mặt đường đóng băng, trơn trượt chu kỳ có thể lên đến 12lần/giây.

KẾT LUẬN

Sau thời gian hơn 3 tháng làm đồ án với đề tài “TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH CHO XE DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ XE HYUNDAI STAREX 2007 ” em đã cơ bản hoàn thành đề tài.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống phanh các nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống phanh. Phần đầu đồ án giới thiệu tổng quan về hệ thống phanh từ các loại cơ cấu phanh đến các loại dẫn động phanh của hệ thống phanh, hệ thống ABS, tổng thể về xe Hyundai Starex và các hệ thống trên xe. Phần chính trình bày hệ thống phanh trên xe Hyundai Starex, tìm hiểu phần hệ thống phanh bao gồm: Cơ cấu phanh đĩa, dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không, xylanh chính, .... Ðồng thời tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe Hyundai Starex. Tìm hiểu các hư hỏng của hệ thống phanh thường gặp.

Mặc dù đã cố gắng học tập và đầu tư nhiều kiến thức vào đồ án , nhưng do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn thiếu nhiều, chắc chắn đồ án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong qúy thầy cô góp ý, chỉ bảo để kiến thức cho em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Cơ khí Giao thông, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Việt Hải đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Em tận tình trong cả quá trình, gợi cho em những ý hay , điều mới để em hoàn thành tốt đồ án này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế hệ thống phanh cho xe du lịch trên cơ sở xe Hyundai Starex 2007 (Trang 63)