Kết cấu hệ thống phanh sau

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế hệ thống phanh cho xe du lịch trên cơ sở xe Hyundai Starex 2007 (Trang 55)

12 5 C - C 1 : 1 Ø 41 1 2 3 4 5 6 7 11 10 12 8 9 R58 ,98 90° 30° 20° 12 5

Hình 4-2 Kết cấu phanh tang trống trên ôtô thiết kế 1. Má phanh; 2. Cam lệch tâm; 3. Guốc phanh; 4. Chốt tỳ; 5. Piston; 6. Tấm đệm chắn dầu; 7. Lò xo hồi vị guốc phanh; 8. Ống dẫn dầu; 9. Đầu nối ống dẫn dầu; 10. Nắp che; 11. Vít xả dầu phanh; 12. Xilanh;

- Cơ cấu phanh bánh sau là cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục, một đầu nhận tải trọng động từ xy lanh lực, một đầu tựa trên rãnh định vị, lực đẩy lên guốc phanh bằng nhau.

- Má phanh của guốc sau có 8 lỗ để tán guốc phanh với má phanh, đinh tán thường làm bằng nhôm, hoặc đồng, yêu cầu khi tán đầu đinh phải thấp hơn bề mặt má phanh từ 1,5 ÷ 2 mm.

- Cơ cấu tự điều chỉnh khe hở má phanh, tang trống bố trí chung với cơ cấu phanh tay

- Lò xo phanh: Mỗi bánh sau có một lò xo hồi vị chung cho cả hai guốc. - Xilanh công tác: Trong xilanh có hai piston điều khiển hai guốc phanh trước và sau, hai piston được đẩy ra hai bên nhờ lò xo. Ngoài ra còn có các lỗ ren để bắt thân xilanh vào mâm phanh.

4.2.2.1. Nguyên lý làm việc

- Khi đạp bàn đạp phanh, áp suất dầu từ xy lanh phanh chính qua đường ống dẫn dầu vào xilanh bánh xe, tác dụng lên piston đẩy guốc phanh đi ra thực hiện quá trình phanh.

- Khi nhả bàn đạp phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị ép guốc phanh đi vào đẩy píston về vị trí cũ.

Trên bề mặt các guốc phanh có gắn các má phanh. Để cho các má phanh hao mòn đều hơn nên ở guốc phanh đằng trước (bên trái hình vẽ) gắn má phanh dài hơn vì hiệu quả phanh của má phanh trước theo kiểu bố trí như hình vẽ sẽ lớn hơn nhiều so với má sau. Khi tác dụng vào bàn đạp phanh chất lỏng với áp suất cao từ xy lanh phanh chính truyền đến xy lanh bánh xe tạo nên lực ép trên các piston đẩy các guốc phanh ép sát vào trống phanh thực hiện qúa trình phanh .

Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo hồi vị kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Trong quá trình sử dụng các má phanh bị mòn, do đó khe hở giữa má phanh và trống phanh tăng lên. Đồng thời làm tăng độ cao tối thiểu của bàn đạp phanh. Khe hở được điều chỉnh do cơ cấu tự động điều chỉnh bố trí trong cơ cấu phanh sau cùng phanh tay (phanh dừng).

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế hệ thống phanh cho xe du lịch trên cơ sở xe Hyundai Starex 2007 (Trang 55)