Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Luận Văn: Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến việc chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM (Trang 58)

Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách loại các biến không thích hợp:

 3 biến của yếu tố Lãnh đạo: LS3, LS4, LS5  2 biến của yếu tố Sự cống hiến thời gian: T3, T4  1 biến của yếu tố Độ cởi mở: O1

 1 biến của yếu tố Chia sẻ tri thức: KS3

Sau khi loại bỏ các biến ở trên, yếu tố có hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất là Sự cống hiến thời gian (0.681), các yếu tố còn lại đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7 (Bảng 4.3). Kết quả phân tích cụ thể được thể hiện ở Phụ lục6.

Bảng 4.3 – Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

STT Nhóm nhân tố Số biến Cronbach’s Alpha

1 Lãnh đạo 2 0.768

2 Sự cống hiến thời gian 2 0.681

3 Cơ cấu tổ chức 6 0.831 4 Độ cởi mở 5 0.758 5 Định hướng học tập 5 0.867 6 Định hướng nhóm 4 0.724 7 Định hướng phát triển 4 0.734 8 Định hướng đầu ra 4 0.798

9 Định hướng nhân viên 8 0.871

10 Chia sẻ tri thức 6 0.835

Tổng cộng 46

Ngoài ra, hệ số tương quan biến-tổng đều lớn hơn 0.3 nên thang đo của các nhóm nhân tố đã đạt được độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA.

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố EFA sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát.

Đầu tiên, nghiên cứu sẽ phân tích nhân tố cho các biến độc lập trước. Sau đó, ta tiếp tục phân tích riêng cho biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Luận Văn: Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến việc chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)