Mô hình một nagara

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 36)

Một nagara có ba thiết chế – ba trung tâm, từ vùng có đỉnh núi thiêng – tượng trưng cho thần Siva, nằm dọc giòng sông thiêng – tượng trưng cho nữ thần Ganga, vợ thần Siva; các thiết chế đó là:

1. Trung tâm tôn giáo – thánh địa115: phía tây, đầu nguồn sông.

2. Trung tâm chính trị, quân sự – thành quách: ở vùng hạ lưu bằng phẳng; riêng kinh đô thường nằm ở bờ nam (hữu ngạn) con sông.

3. Trung tâm thương mại kinh tế – thương cảng: thường nằm ở gần sát cửa sông– cửa biển. Một số vùng cửa sông có đảo ven bờ, chắn cửa sông được chọn là yếu tố “tiền – cảng thị”, thuận lợi cho việc đón tiếp các thuyền buôn lớn vào mùa nước cạn và đảm bảo về mặt quân sự cho kinh đô nằm phía trong đất liền, cạnh dòng sông.

VI. Các vùng lãnh thổ

Lịch sử ghi nhận có nhiều vùng lãnh thổ theo dọc suốt chiều dài của cổ vương quốc. Một số vùng lãnh thổ được các nhà nghiên cứu nhắc đến, từ bắc xuống nam có116:

1) Bắc Hoành Sơn

Có lúc biên giới phía bắc của Champa (hay Lâm Ấp ?) vượt quá khỏi đèo Ngang. Vùng này có một số di tích là:

- Di tích Lâm Ấp phế lũy ở sông Rác, huyện Cẩm Xuyên.

113

Phần gạch dưới và tô đậm là do người viết tiểu luận này muốn nhấn mạnh. 114

Tại Việt Nam thường được gọi là mô hình một tiểu quốc, khái niệm do Trần Quốc Vượng đưa ra đầu tiên (Xem Đặng Việt Bích, Đi tìm nguồn gốc chủ nhân văn hóa Cát Tiên chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo, bài đăng trên Tạp chí Sông Hương Online, ngày 30/12/2009).

115

Có người không đồng ý chữ này vì cho rằng từ “thánh” ở đây để chỉ “bậc thánh”, thấp hơn “thần”. Trần Kỳ Phương thì dùng chữ “thánh đô” (Xem Trần Kỳ Phương [2])

116

Tên các vùng được đánh số từ 2 đến 4 được dẫn theo Trần Kỳ Phương [3], Bước đầu xác định danh hiệu các tiểu vương quốc (?) thuộc miền bắc vương quốc cổ Chiêm Thành [champa] tại miền trung Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 11 và 15, nguồn: webssite The Institute for Vietnamese Culture & Education.

- Trong năm 2009, ngành Khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều giếng nước cổ “mang đặc trưng văn hóa Champa”117 ở quanh thành phố Hà Tĩnh (Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh).

2) Traik118

Vùng bao gồm các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch tọa lạc ở vùng cửa sông Gianh (tỉnh Quảng Bình). Có thể “Gianh” là một biến âm của từ Trạch [Traik > Trạch > Gianh].

Đây là vùng đất cực bắc của Champa giáp giới với Đại Việt, nằm ở phía nam đèo Ngang.

Có thể nhận thấy các thiết chế negara ở đây là:

1. Thành quách: tại hữu ngạn sông Gianh, cách cửa sông khoảng 5km có di tích thành cổ ở Cao Lao hạ (gần ngã ba sông Gianh và sông Con, địa phận xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch).

2. Tôn giáo: thượng nguồn sông Con có hang động Phong Nha với các di tích Phật giáo Champa.

3. Thương cảng: cảng Ròn và cảng Gianh. Tại Ròn, người ta còn tìm thấy một minh văn Phật giáo Champa thuộc thế kỷ IX – X.

3) Jriy

Tọa lạc ở cửa Nhật Lệ thuộc thị xã Đồng Hới hiện nay. Địa danh Jriy có thể đã được chuyển âm thành Địa Lý vào thời Lý năm 1064. Sự biến âm của địa danh này có thể đã được diễn ra như sau: Jriy > Rí/Di > Lý > Lệ.

Có thể nhận thấy các thiết chế negara ở đây là:

1. Thành quách: bên hữu ngạn dòng Kiến Giang có di tích thành nhà Ngo dựa lưng vào núi, trước mặt là biển với dấu tích kiến trúc Chămpa thế kỷ X. Nay thuộc làng địa phận làng Uẩn Áo, xã Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình). 2. Tôn giáo: Vùng phía tây cửa Nhật Lệ có những di tích Phật giáo Champa tại

Đại Hữu (xã An Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình; gần ngã ba dòng Đại Giang và Kiến Giang), Mỹ Đức (xã Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình; bên khe Cam Lý, một phụ lưu của Kiến Giang) thuộc thế kỷ IX – X.

3. Thương cảng: cảng Lý Hoà, cảng Nhật Lệ.

4) Vvyar và Ulik

Vvyar là cửa Việt hiện nay, thuộc huyện Gio Linh và Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị [Vvyar > Việt]. Dọc theo sông Thạch Hãn có nhiều địa danh có âm cổ của từ Việt như Gio Việt, Việt An, v.v…

Ulik Đã được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi châu Ô và châu Lý hoặc Rí từ đời Trần (năm 1307) [Ulik > Ô-Lý/Ô-Rí]. Vùng đất này được xem là lễ vật của Chế Mân dâng cho vua nhà Trần để cầu hôn với công chúa Huyền Trân.

Đọc thêm 9) Âm [V] trong ngôn ngữ Chăm

Chữ “W” được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ thuộc hệ Germanic (trong đó có Anh ngữ và ngôn ngữ Hà Lan), hiếm khi được dùng trong hầu hết các ngôn ngữ thuộc hệ Romantic (hay ngữ hệ Latin, trong đó có Pháp ngữ)119.

117

Tuổi Trẻ online, ngày 06/9/2009. 118

Vùng đất giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân đã được các tác giả người Pháp định danh là Indrapura, về danh hiệu này đã được Southworth phân tích và phủ nhận trong một chuyên khảo về địa-chính trị Champa (Trần Kỳ Phương [3]).

Khi đến Đông Nam Á truyền giáo, chữ “V” được các giáo sĩ phương Tây nói ngôn ngữ thuộc hệ

Latin dùng ký âm cho các từ có phát âm như [W]iệt Nam, [Bd]iệt Nam, [Y]iệt Nam → Việt Nam. Với

các tác giả phương Tây nói ngôn ngữ thuộc hệ Germanic thì dùng chữ “W” mà không dùng chữ “V” 120. Tác giả Nguyên Nguyên đề cập rằng âm [V] không có ở hầu hết các ngôn ngữ cổ ở châu Á (cả tiếng Việt lẫn tiếng Chăm). Âm này xuất hiện cùng lúc với các giáo sĩ phương Tây nói ngôn ngữ thuộc hệ

Romatic khi họ biên soạn chữ viết Latin cho các dân tộc này và rồi được dùng cho đến ngày nay 121. Cũng theo Nguyên Nguyên thì Từ điển Chăm 122 cho thấy tiếng Chăm không có âm [V] mà chỉ có âm [W] nên ông đề nghị ghi là “Wijaya” thay cho “Vijaya” khi nhắc tới địa danh này123. Tuy vậy, để dễ dàng cho người đọc tra cứu thì trong tài liệu này, các địa danh như “Vijaya” hay tên “Shiva” vẫn được ghi theo cách thông dụng hiện nay tại Việt Nam.

Khi đề cập đến vùng lãnh thổ bên dòng Thạch Hãn, Trần Kỳ Phương đoán nơi này xưa có tên là Vvyar và sau đó biến âm thành “Việt”. Thật lạ khi có hai chữ “v” ở đây. Có thể Trần Kỳ Phương đã dùng theo nguyên bản của Finot và có lẽ các tác giả người Pháp đang tìm từ thích hợp để ký âm cho các từ có phát âm đầu là [W], [Bd], [Y]?

Các thiết chế negara ở dọc sông Bến Hải:

1. Thành quách: thành Cổ Lũy (tên khác Thuận Thành, nay thuộc Vĩnh Giang, Vĩnh Linh) ở bờ bắc sông Bến Hải, gần cửa Tùng.

2. Tôn giáo: di tích đền tháp An Xá (Trung Sơn, Gio Linh), Duy Viên (Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh).

3. Thương cảng: cảng cửa Tùng (Luật).

Các thiết chế negara ở dọc sông Thạch Hãn và Hiếu Giang:

1. Thành quách: thành Thuận Châu, Ô châu – thời Champa (Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị; hữu ngạn, bờ nam sông Thạch Hãn). 2. Tôn giáo: di tích đền tháp Hà Trung (Gio Châu, Do Linh) có niên đại đầu thế

kỷ X, Kim Đâu (Cam An, Cam Lộ) niên đại khoảng đầu thế kỷ X, Lâm Lang (Cam Thủy, Cam Lộ), Trà Liên (Triệu Giang, Triệu Phong) niên đại cuối thế kỷ IX, Dương Lệ (Triệu Thuận, Triệu Phong) – gần thành Thuận Châu, Trung Đơn (Hải Thành, Hải Lăng).

3. Thương cảng: cảng Mai Xá gần cửa Việt (từ Mai Xá có thể thông thương đường thủy nội địa với cửa Tùng) và cảng Phó Hội ở sông Hiếu.

Các thiết chế negara ở dọc sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương:

1. Thành quách: thành Hóa Châu (làng Thành Trung, xã Quảng Thành, Quảng Ðiền); thành Lai Trung (xã Quảng Vinh, Quảng Ðiền; hướng tây cách 3km có địa danh Cổ Tháp và tây nam 4km có địa danh Hà Cảng?), thành Lồi (Khu Túc) ở bờ Nam sông Hương (Thuỷ Xuân, xã Thủy Biều, Huế) niên đại vào

119

Wikipedia bản Anh ngữ. 120

Ví dụ tại Bali, đó là một hòn đảo thuộc Indonesia, trước đây đảo là thuộc địa của Hà Lan, có đa số dân theo đạo Hindu. Tên các vị thần trong đạo Hindu được ghi lại và dùng rộng rãi cho đến hiện nay là Wishnu (Vishnu), Siwa (Shiva), Saraswati (Sarasvati) …

121

Nguyên Nguyên, Thử tìm lại phát âm chữ V trong tiếng Việt cổ, tuần báo Đại Chúng số 73, phát hành tại Hoa Kỳ ngày 15/5/2001 và Từ Vương Vũ đến Wương Thúy Kiều, website Talawas ngày 10/4/2003.

122

Gerard Moussay, chủ biên, Tự Điển Chàm - Việt - Pháp, Trung tâm Văn-hóa Chàm - Phan-Rang xuất bản 1971.

123

Nguyên Nguyên, Người Việt thuở ban đầu trong loạt bài Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương, website khoahoc.net.

khoảng thế kỷ V – VI, và một thành nằm ngay trong kinh thành Huế, quay ra sông Hương124.

2. Tôn giáo: di tích đền tháp Vân Thạch Hòa ở tả ngạn Ô Lâu (xã Phong Thu, Phong Ðiền), Liễu Cốc (xã Hương Xuân, Hương Trà) ở hữu ngạn sông Bồ, điện Hòn Chén – thời Champa,

3. Thương cảng: cảng cửa Eo (Thuận An) và cảng cửa Tư Hiền. Phía nam cửa Eo, bên đầm Hà Trung, nơi nối liền cửa Eo với cửa Tư Hiền có di tích đền tháp Mỹ Khánh niên đại đầu thế kỷ VIII; trên núi Linh Thái (142m) cạnh cửa Tư Hiền có di tích đền tháp Linh Thái (xã Vinh Hiền, Phú Lộc).

5) Amaravati

Vùng Quảng Nam ngày nay. Đây là vùng trọng điểm của văn minh Chăm với các di tích lớn như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chiên Đàn.

Đây là tiểu vùng lớn mạnh hơn cả và đã thống nhất được vương quốc. Trung tâm vùng nằm bên sông Thu Bồn, với đầy đủ các thiết chế của một negara:

1. Ngọn núi thiêng Mahaparvata (Đại Sơn Thần): núi Răng Mèo. 2. Giòng sông thiêng Ganga: sông Thu Bồn.

3. Thánh địa Srisanabhadresvara: Mỹ Sơn ở thượng nguồn.

4. Kinh đô Sinhapura (thành phố Sư tử): Trà Kiệu ở hữu ngạn, bờ nam.

5. Thương cảng Champapura: Hội An, với cù lao Chàm là tiền cảng. Từ cảng Hội An bên cửa Đại, có thể thông thương đường thủy nội địa với các cửa biển khác là cửa Hàn và cửa Kỳ Hà.

Có những thời kỳ tiểu vương khác hùng mạnh hơn nên đã chuyển trung tâm vương quốc đi những nơi khác. Đến thế kỷ IX, tiểu vương Amaramati lại thắng thế và chuyển trung tâm vương quốc trở về Amaravati, kinh đô tại Indrapura – thành phố sấm sét (Đồng Dương). Bấy giờ vương quốc sùng Phật giáo hơn Siva giáo nên trung tâm tôn giáo của vương quốc là Phật viện (Vihara) Đồng Dương, cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Nam.

Ngoài ra, ở vùng sông Tam Kỳ còn có:

1. Thiết chế tôn giáo: đền tháp Chiên Đàn (Tam An, Tam Kỳ) niên đại cuối thế kỷ X, An Mỹ (Tam An) niên đại thế kỷ X, Khương Mỹ (Tam Xuân, Núi Thành) niên đại đầu thế kỷ X.

2. Thương cảng: Kỳ Hà. Nối Kỳ Hà với Hội An có dòng Trường Giang. Các thiết chế negara khác ở sông Trà Khúc:

3. Trung tâm chính trị, quân sự: di tích phế thành ở Thu Lộ (tây trung tâm thành phố Quảng Ngãi); thành Châu Sa (xã Tịnh An, Sơn Tịnh) ở tả ngạn sông Trà Khúc125.

4. Tôn giáo: khu đền tháp quan trọng nhất là Chánh Lộ (phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi) có niên đại thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.

5. Thương cảng: ở cửa Đại với hệ thống phòng thành có niên đại thế kỷ IX, X. Hệ thống này gồm thành Hòn Yàng, thành Bàn Cờ và lũy Cổ Lũy; phòng

124

Ngô Văn Doanh [3] trích từ trả lời phỏng vấn của báo chí về thành nhà Ngo, đăng trên Sân khấu Việt Nam online ngày 14/5/2007.

125

Thành nằm ở bờ bắc sông có thể do ngôi thành đóng vị trí “tiền đồn” cho trung tâm Amaravati ở phía bắc chăng?

thành có độ cao thuận lợi cho việc quan sát mặt biển, là đồn tiền tiêu bảo vệ cửa Đại.

6) Vijaya

Vùng Bình Định ngày nay, thường được đề cập đến trong thư tịch cổ Việt Nam với danh hiệu là Trà Bàn/Chà Bàn hay Đồ Bàn hoặc Phật Thệ.

Tiểu quốc Vijaya đã phát triển liên tục từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, được minh chứng bởi các di tích kiến trúc to lớn có niên đại từ thế kỷ XI – XV hiện vẫn tồn tại như Tháp Bạc, Bình Lâm, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Thốc Lốc, Thủ Thiện tọa lạc dọc theo sông Côn; có Đồ Bàn là kinh đô của Champa khi dời đô từ phía bắc vào đây từ thế kỷ X; có Thị Nại [Sri Boney] chính là cảng thị và thành Bình Lâm là một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh của trung tâm hành chánh (gồm kiến trúc quân sự, dân sự và tôn giáo) của tiểu vương quốc này.

7) Aryaru

Vùng Phú Yên ngày nay với con sông Ba lớn nhất miền Trung. Nhưng sự hiện diện của tiểu vương quốc này trong lịch sử Champa không rõ ràng, ít được nhắc đến.

Có thể nhận thấy các thiết chế negara ở đây là:

1. Thành quách: thành Hồ (thị trấn huyện Phú Hòa), được xây dựng từ thế kỷ IV và tồn tại trong khoảng 10 thế kỷ sau đó. Thành nằm ở tả ngạn sông Ba, con sông lớn nhất miền Trung và là con sông duy nhất thông lên đến Tây Nguyên. Ở phía tây thành Hồ là một vùng đất rộng lớn và tương đối bằng phẳng bao gồm vùng đất phía tây Phú Yên và một số tỉnh Tây Nguyên. Trên vùng đất rộng lớn này đã tìm thấy nhiều di tích Chăm như các đầu tượng bằng đất nung ở Củng Sơn, các tác phẩm điêu khắc ở Đắc Bằng hay tháp Yang Mun ở Gia Lai, vùng đất này được xem là châu Thượng Nguyên của Champa.

2. Tôn giáo: Phước Tịnh (hay Phước Thịnh?, xã Hòa Phú, Tây Hòa) với các di tích Phật giáo, Vishnu giáo và cả Shiva giáo có niên đại trước thế kỷ VII. 3. Thương cảng: tại cửa sông Ba với đền tháp Nhạn.

8) Kauthara

Vùng Khánh Hòa ngày nay. Đây là thánh địa của các thị tộc phía nam vương quốc Champa. Là một lãnh địa trong tiểu quốc Panduranga, đôi lúc cũng tự tách rời ra khỏi Panduranga để hình thành một tiểu quốc với kinh đô là Yangpunagara.

Di tích nổi bật vùng này là khu đền tháp Po Nagar (Nha Trang).

9) Panduranga

Vùng Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay; tiểu vương quốc Panduranga có lúc bao trùm cả thánh địa Kauthara tức là vùng Nha Trang. Panduranga nổi bật vào thời kỳ sau Lâm Ấp mà sử Trung quốc gọi là nước Hoàn Vương. Kinh đô là Virapura, vị trí vẫn chưa được xác định rõ.

Trong suốt hàng trăm năm, Panduranga với xu hướng ly khai, luôn là trung tâm chống lại vương triều và các tiểu vương phía Bắc; cũng là nơi thường xuyên bị Chân Lạp xâm lấn. Đến thế kỷ XVII là cứ địa cuối cùng còn sót lại của vương quốc Chăm.

Di tích nổi bật vùng này là các đền tháp Hòa Lai, Pô Klaung Garai, Po Dam, Phú Hài.

10) Nam Bình Thuận

Cách cửa Lộc An khoảng hơn 8km, tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, vào năm 2007 đã phát hiện di tích thành Đá Trắng có niên đại khoảng thế kỷ XIV – XVII cùng một số đồ gốm thuộc loại hình Gò Sành của Champa và đồ sứ thời nhà Minh (Trung Quốc)126.

P

PHHNNIIIIII Phụ lục

I. Danh mục các bài đọc thêm

Đọc thêm 1) Nguồn gốc phân chia đẳng cấp tại Ấn Độ ... 21

Đọc thêm 2) Tiến trình lịch sử chữ viết Chăm... 22

Đọc thêm 3) Lịch Shaka ... 24

Đọc thêm 4) Việc “phục dựng” các điệu múa Champa từ những tác phẩm điêu khắc đá ... 27

Đọc thêm 5) Bộ tộc Cau là Văn Lang?... 31

Đọc thêm 6) Giả thuyết về nguồn gốc người Austronesian ... 32

Đọc thêm 7) Mandala ... 38

Đọc thêm 8) Vương quốc Champa và nagara Champa ... 39

Đọc thêm 9) Âm [V] trong ngôn ngữ Chăm... 41

II. Tài liệu tham khảo Anthony Reid, Người Chàm trong hệ thống hàng hải ĐôngNam Á, Ngô Bắc dịch, website Gio-o Bùi Thiết, 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2004. George Coedes, The Indianized States of Southeast Asia, Ngô Bắc dịch, website Gio-o Hoàng Thị Sản và Phan Nguyên Hồng, Thực vật học - phần phân loại, NXB Giáo dục 1986. Inrasara, Chuyện chữ, website Tiền Vệ. Lê Công Tâm, Văn hóa Champa trong Giáo trình Các nền văn hóa cổ ở Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM năm 2010. Lê Thông (chủ biên), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (nhiều tập), NXB Giáo Dục. Lương Ninh [1], Vương Quốc Champa, NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội – 2004 Lương Ninh [2], Người Nam Á, Nam Đảo và sự hình thành các quốc gia cổ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)