Hệ thống giao thương dọc theo các con sông

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 31)

Đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung đã dẫn đến sự hình thành những vùng dân cư sống gắn với các dòng sông. Mỗi sông là một cộng đồng dân cư, với điều kiện kinh tế, sinh hoạt riêng, với đặc điểm văn hóa khác nhau ít nhiều88.

Theo mô hình “mạng lưới giao thương miền ngược - miền xuôi” của Bennet Bronson, hệ thống giao thương ven sông với đặc trưng tiêu biểu là một trung tâm thương mại duyên hải, vốn thường được xây dựng tại một cửa sông và đóng vai trò trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa, và những trung tâm thương mại khác nằm sâu trong đất liền hay ở miền ngược xa xôi, có chức năng như những “trạm cung cấp” hoặc các điểm tập trung ban đầu đối với nguồn hàng hóa xuất xứ từ những vùng ở xa sông nước hơn. Cư dân sống ở miền ngược hoặc các làng bản thượng nguồn thường sản xuất và vận chuyển

88 Lương Ninh [1], tr.173.

lâm sản đến trung tâm thương mại ở cửa sông, nơi họ tìm thấy dân cư tập trung đông đúc hơn và qua đó có thể tiếp xúc với một “nền kinh tế có trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến hơn”89.

Ven đồng bằng duyên hải miền Trung, có thể nhận thấy các cửa sông là:

1) Nam Hà Tĩnh

Cửa Nhượng, sông Cầu Nậy; sông này là hợp lưu của sông Rác và sông Gia Hội. Ngoài khơi cửa Nhượng, cách 8km có đảo Hòn É.

Cửa Khẩu đổ ra vịnh Vũng Áng; là nơi sông Kinh, sông Cầu Tri và rào Ngã Ba đổ ra biển. Có sông Kinh nối liền cửa Nhượng với cửa Khẩu.

2) Quảng Bình90

Sông lớn nhất là sông Gianh, dài khoảng 158km, diện tích lưu vực 4.680km2, đổ ra biển tại cửa Gianh. Phía bắc cách 15km có sông Ròn dài khoảng 30km, diện tích lưu vực 261km2, đổ ra biển tại cửa Ròn. Nối giữa hai vùng cửa sông Gianh và sông Ròn là một con hói không rõ tên chảy giữa hai dãy cồn cát, truông cát cao khoảng 10m.

Dòng Kiến Giang (Nhật Lệ) lớn thứ nhì, dài khoảng 96km, diện tích lưu vực 2.647km2, đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ. Ngoài ra còn có sông Lý Hòa dài khoảng 22km, diện tích lưu vực 177km2, đổ ra biển tại cửa Lý Hòa (Đại Lý).

Ở Quảng Bình còn có sông Dinh khoảng dài 37km, diện tích lưu vực 212km2.

3) Quảng Trị91

Lớn nhất là sông Thạch Hãn, dài khoảng 155km, diện tích lưu vực 2.660km2, đổ ra biển tại cửa Việt.

Sông Bến Hải dài khoảng 65km, diện tích lưu vực 809km2, đổ ra biển tại cửa Tùng. Có một con hói không rõ tên, chảy giữa hai đụn cát dài, nối Bến Hải với Thạch Hãn tại Mai Xá.

Còn có sông Mỹ Chánh (rào Thác Ma) thuộc hệ sông Ô Lâu (Thừa Thiên – Huế).

4) Thừa Thiên - Huế92

Lớn nhất là sông Hương, dài khoảng 104 km (tính theo dòng Tả Trạch), diện tích lưu vực 2.830 km2, đổ ra phá Tam Giang. Sông có ba phụ lưu: sông Bồ dài 94km, diện tích lưu vực 938km2; Hữu Trạch dài 51km, diện tích lưu vực 729km2; Tả Trạch dài 54km, diện tích lưu vực là 717km2.

Sông Ô Lâu có chiều dài 66km, diện tích lưu vực 900km2, đổ vào phá Tam Giang ở cửa Lác.

Phía nam có nhiều sông nhỏ như Nong, Truồi, Cầu Hai đều bắt nguồn từ Trường Sơn đổ xuống đầm Cầu Hai.

Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước 216 km2 và gồm 3 đầm, phá hợp thành: phá Tam Giang (thông ra biển qua cửa Eo (Thuận An), đầm Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai (thông ra biển qua cửa Tư Hiền).

89

Trần Kỳ Phương [1]

90 Số liệu từ Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và đầu tư. 91

Số liệu từ Trang thông tin điện tử Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị. 92

Ngoài ra còn có sông nhỏ Bù Lu đổ ra biển qua cửa Cảnh Dương và có đầm An Cư là một thủy vực biệt lập, thông ra biển qua cửa Lăng Cô.

5) Quảng Nam – Đà Nẵng

Sông Cu Đê93 ở phía bắc, dài khoảng 38km (sông chính), diện tích lưu vực khoảng 426km2, đổ ra vịnh Đà Nẳng qua cửa Thủy Tú (NamÔ).

Lớn nhất là sông Thu Bồn có tổng diện tích lưu vực94 10.350km2 với hai phụ lưu95: dòng Thu Bồn dài 152km, diện tích lưu vực 3.825km2, đổ ra cửa Đại; dòng Vu Gia dài 204km, diện tích lưu vực 5.180km2, đổ ra vịnh Đà Nẳng tại cửa Hàn. Tại Giao Thủy, sông Thu Bồn nhận nước từ phụ lưu Vu Gia tạo thành một hệ thống phân lưu khá phức tạp ở vùng hạ lưu. Ở ven biển, chảy giữa những cồn cát là sông Cổ Cò dài 27,5km (Đế Võng, sông Hiệp, Hà Xấu, Cần Biên) nối liền cửa Hàn với cửa Đại. Ngoài khơi, cách cửa Đại 15 km có cù lao Chàm.

Sông Tam Kỳ có diện tích lưu vực96 800km2, nối vào dòng Trường Giang đổ ra đầm Trường Giang. Trường Giang là dòng chảy giữa hai bên cồn cát ven biển, dài97 71km nối cửa Đại với đầm Trường Giang; đầm này thông với biển qua cửa Lở và cửa Kỳ Hà.

6) Quảng Ngãi98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Trà Bồng dài khoảng 45km, diện tích lưu vực 697km2, đổ ra vũng Quýt qua cửa Sa Cần.

Lớn nhất là sông Trà Khúc, dài khoảng 135km, diện tích lưu vực 3.240km2, đổ ra biển qua cửa Đại (Cổ Lũy).

Sông Vệ dài khoảng 90km, diện tích lưu vực 1.260km2, đổ ra biển qua cửa Lở (Đức Lợi); tuy nhiên dòng chính tiếp tục theo hướng bắc chảy dọc và cách biển bởi một cồn cát đổ ra cửa sông Trà Khúc tại Cổ Lũy. Từ sông Vệ có thể theo chi lưu sông Thoa để đến sông Trà Câu.

Sông Trà Câu dài khoảng 32km, diện tích lưu vực 442km2, đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.

7) Bình Định99

Lớn nhất là sông Côn, dài khoảng 178km, diện tích lưu vực 3.067 km², có nhiều chi lưu đổ ra đầm Thị Nại. Cùng đổ ra Thị Nại còn có sông Hà Thanh, dài 58km, diện tích lưu vực 580km2. Đầm Thị Nại thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.

Thứ nhì là dòng Lại Giang có diện tích lưu vực 1.272km2, đổ ra biển qua cửa An Dũ. Sông có hai phụ lưu: An Lão dài 85 km và Kim Sơn dài khoảng 64 km.

Sông La Tinh (Mỹ Cát) dài trên 50km, diện tích lưu vực 780 km2; sông có nhiều chi lưu đổ ra đầm Nước Ngọt; đầm thông ra biển qua cửa Đề Gi.

93

Số liệu từ Nguyễn Quang Trung Tiến, Sông nước Đà Giang – kỳ 3, Báo Đà Nẵng điện tử, ngày 12/3/2010.

94

Số liệu từ Từ điển Bách khoa Toàn thư điện tử. 95

Số liệu từ Trang thông tin điện tử của UBND thành phố Đà Nẵng. 96

Số liệu từ Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 97

Số liệu từ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 98

Số liệu từ Trang tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi. 99 Số liệu từ Lê Thông, sđd – tập bốn, tr.146 – 147.

8) Phú Yên

Lớn nhất là sông Ba100, dài 374km, diện tích lưu vực 13.900km2, đổ ra biển qua cửa Đà Diễn. Đây là một hệ thống sông lớn nhất khu vực miền Trung với nhiều phụ lưu, đáng chú ý có: Ayun dài 175km, diện tích lưu vực 2.950km2; H’Năng dài 130km, 1.840km2; Hinh dài 88km, diện tích lưuvực 1.040km2.

Sông Kỳ Lộ101 dài khoảng 102km, diện tích lưu vực 1.950km2, đổ ra biển qua cửa Tiên Châu.

Sông Bàn Thạch khoảng dài 86km102, diện tích lưu vực103 590km2, đổ ra biển qua cửa Đà Nông.

Sông Cầu104 dài khoảng 28km, diện tích lưu vực 146km2, đổ ra vịnh Xuân Đài.

9) Khánh Hòa105

Sông Cái (Nha Trang), dài 79km, diện tích lưu vực 1.904km2, đổ ra biển qua cửa Nha Trang (Cù Huân).

Sông Cái (Ninh Hòa, sông Dinh) dài 53km, diện tích lưu vực 985km2, đổ ra đầm Nha Phu.

Ngoài ra còn có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ Trường Sơn đổ xuống vịnh Cam Ranh.

10) Ninh Thuận

Quan trọng nhất là sông Cái (Phan Rang, sông Kinh Dinh), dài 119km, diện tích lưu vực 3.006km2, đổ ra vũng Phan Rang.

11) Bình Thuận106

Ngoài sông La Ngà dài 272km cấp nước cho hệ thống sông Đồng Nai, còn có: sông Lòng Sông đổ ra cửa Tuy Phong; sông Lũy đổ ra vũng Phan Rí; sông Cái (Quao) đổ ra cửa Phú Hài; sông Cà Ty dài 56 km, diện tích lưu vực 753 km2, đổ ra cửa Phan Thiết; sông Phan dài khoảng 55km đổ ra biển tại Tam Tân; sông Dinh đổ ra biển tại La Gi.

12) Bà Rịa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng tiếp giáp Bình Thuận có sông Ray107 dài khoảng 55km đổ ra cửa Lộc An.

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 31)