1) Các truyền thuyết về sự hình thành tộc người
1.1) Truyền thuyết về Kaudinay và Soma
Bia ký Paksadarma Vikrantavarma I tại Mỹ Sơn (niên đại nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Champa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bà-la-môn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này73.
1.2) Truyền thuyết về Quốc Mẫu
Pô I-nư Na-ga là vị nữ thần bản địa, là Mẹ, là Bà Chúa Xứ. Các thầy cúng ca ngợi công đức của thần: “Ngài là nữ thần mẹ của vương quốc. Ngài tạo lập cả vùng đất cho cây cối và rừng gỗ quý sinh sôi. Ngày tạo ra cây lúa và dạy dân trồng lúa…”.
Bài hát ca ngợi khác tại lễ cúng ở lăng Pô I-nư Na-ga: “Thần còn có tên là Pô Yan I-nư Nư-ga Ta-ha, nữ thần vị đại của xứ sở. Thần còn có tên nữa là Muk Juk (Bà Đen), là Pa-tao Ku-mây (chúa tể của phụ nữ). Thần sinh ra từ mây và bọt biển … thần sinh ra cây lúa, phù hộ cho những người làm ruộng.”
Trong dịp lễ Ri-ja Nư-ga, tại các làng, người Chăm cũng hát bài cúng nữ thần: “ngày xưa, thần I-nư Na-ga sinh ra đất, gỗ trầm, lúa gạo…” 74
Rõ ràng, Pô Na-ga là nữ thần bản địa có vai trò rất quan trọng đối với đời sống người Chăm. Tính bản địa có thể thấy rõ qua đặc trưng mẫu hệ “Thần có 97 chồng, mà nổi tiếng nhất là Pô Yan A-mư (ngài Thần Cha). Thần sinh ra 38 con gái.”
1.3) Truyền thuyết về hai dòng vương tôn
Theo truyền thuyết, các dòng vương tôn cầm quyền tại Chiêm Thành đều xuất thân từ hai dòng họ lớn. Mỗi dòng họ lấy một vật tổ (tô-tem) làm biểu tượng. Dòng vương tôn ở phía nam lấy cây cau làm biểu tượng, thường được gọi là thị tộc Cau. Dòng vương tôn ở phía bắc lấy cây Dừa làm biểu tượng, thường được gọi là thị tộc Dừa. Vương tôn thị tộc Cau tự nhận là truyền nhân chính thống của Champa. Do vậy trong giai
73
Nguyễn Thị Hậu, Vài nét về văn hóa Champa, Vanchuongviet. 74
Trích từ Ngô Văn Doanh [2], Tháp cổ Champa – sự thật và huyền thoại, NXB VHTT – Hà Nội 1994, tr.144 – 146.
đoạn lịch sử 100 năm Virapura, khi các vị vua có nguồn gốc phía nam Champa nắm giữ vị trí bá quyền và qua sự diễn giải của họ mà người Trung Quốc đã ghi nhận tên nước Champa khi ấy là Hoàn Vương – “vương quyền trở lại” (?). Ngoài ra, trong suốt quá trình lịch sử Champa trước 1471, các thủ lãnh vương triều phía nam không phải lúc nào cũng “an phận” với sự thống trị của các vương triều phía bắc. Nếu cần họ có thể xua quân chống lại triều đình trung ương hay lắm lúc tìm cách tách rời ra khỏi lãnh địa của Champa để thành lập một quốc gia riêng biệt 75.
Có nhà nghiên cứu cho rằng dòng dõi thị tộc Cau là các vị vua của vương triều Panduranga. Tuy vậy, những ghi chép về thị tộc Cau (Kramukavamsa) và thị tộc Dừa (Narikelavamsa) lại chỉ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong bia ký của vua Harivarman IV (niên đại thế kỷ XI) ở Mỹ Sơn và việc xem thị tộc Cau có lãnh thổ là vùng nam Champa (Panduranga) là sự gán ghép sau này bởi G.Maspero 76.
Đọc thêm 5) Bộ tộc Cau là Văn Lang?
Có ý kiến77 đề cập rằng vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công Nguyên có một đợt di dân của người Nam Đảo (Austronesian) không biết từ đâu đổ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Sau khi chinh phục hết các vùng lãnh thổ của dân bản địa, những người Nam Đảo đã chia đất đai chiếm được cho anh em dòng họ, khởi đầu cho chế độ các Lạc, mà đứng đầu một Lạc là Lạc Tướng. Thủ lĩnh của các Lạc này, tự xưng là Lạc Long. Lạc nguồn gốc từ tiếng Nam Đảo, ngữ Malaysia hiện đại ngày nay là LUHAK hay LUAK, có nghĩa là “district”; Long nguồn gốc cũng từ tiếng Nam Đảo, ngữ Malaysia hiện đại ngày nay là LUHUNG là một tước vị tối cao của quý tộc. Có một bộ lạc tên là PINANG (Pinang – chữ Malaysia hiện đại có nghĩa là cây cau – được người Hán phiên âm thành Bin Lang, Văn Lang) đã đến chiếm lĩnh đầu tiên ở vùng Nghệ Tĩnh. Sau đó di cư ra vùng Gia Ninh và xưng là Hùng Vương. Một bộ phận khác của lạc PINANG vẫn ở lại Nghệ Tĩnh rồi sau này bị các lạc khác dồn vào phía trong, để sau này khi nước Lâm Ấp thành lập vào năm 192 thì trở thành bộ tộc chủ yếu của nước này, vẫn lấy tên là bộ lạc Cau. Sự kiện này có những yếu tố lịch sử nhất định khi sách Đại Việt Sử Lược78 ghi rằng “đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên – người dịch) ở bộ Gia Ninh có người lạ,
dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang”.
Tuy vậy, hậu duệ của Hùng Vương là người Việt có ngôn ngữ được xếp vào nhóm Nam Á chứ không phải Nam Đảo.
2) Nguồn gốc dân tộc Chăm
Văn minh và văn hóa cổ Chăm-pa không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn với các yếu tố của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước. Vậy yếu tố bản địa đó có phải đến từ người Austronesian nói tiếng Malayo – Polynesian nhóm Chamic79 hay người Austroasiatic nói tiếng Môn – Khơ-me ?
2.1) Nhận diện các sắc tộc bản địa sinh sống ở duyên hải miền Trung và đông Trường Sơn đông Trường Sơn
Có thể phân ra thành ba nhóm, phân theo nơi sinh sống từ bắc xuống nam80:
75
M. S. Bertrand, Thử điểm lại quan điểm lịch sử và văn hóa …, Vijaya 6. 76
Ngô Văn Doanh [1], tr. 65. 77
Xem Pham chanh Trung trong bài “Ý nghĩa thật sự của hai chữ Văn Lang” trên diễn đàn viethoc.org. 78
Bộ “Đại Việt Sử Lược” của một tác giả khuyết danh soạn vào khoảng năm 1377 – 1388, được Nguyễn Gia Tường dịch năm 1972, NXB TP HCM phối hợp Bộ môn Châu Á học thuộc Đại học tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 1993, ấn bản điện tử thực hiện bởi Công Đệ và Lê Bắc vào năm 2001, trang 3.
79
Gồm người Chăm và các sắc dân nói tiếng Jarai, Rhade, Haroi, Chru, Raglai, Tsat (người Utsul ở đảo Hải Nam).
80
Số liệu đến đầu 2010 do tác giả lấy từ nhiều nguồn (chưa có số liệu chính thức từ cuộc Tổng điều tra dân số 2009).
Nhóm 1 ở bắc Tây nguyên: Khoảng 672.000 người Austroasiatic. Gồm các sắc tộc : Ba Na, Brâu, Bru (Vân Kiều), Co, Cơ-tu, Giẻ Triêng, H’Re, Pa Kô (đang xếp chung và chiếm ¾ sắc dân Tà Ôi81), Tà Ôi, Xê Đăng.
Nhóm 2 ở trung Tây nguyên: Khoảng 903.500 người Austronesian nói ngữ Chamic. Gồm các tộc người: Chăm82, Chu-ru, Ê Đê (Ra-đê), Gia Rai, H’roi (được xếp chung Chăm), Ra-glai.
Nhóm 3 ở nam Tây Nguyên: Khoảng 387.500 người Austroasiatic. Gồm các tộc người: Chơ Ro, K’Ho, Mạ, M’nông, S’tiêng.
Có thể thấy, có khoảng 903.500 người Austronesian “bị kẹp” giữa 1.059.500 người Austroasiatic. Nhóm Austronesian này, một lúc nào đó, đã từ đây đi ra vùng đảo, rồi sinh sôi nẩy nở thành 250 triệu người ngày nay hay chỉ là một nhóm nhỏ từ đâu đến đây? Nhiều người đồng ý rằng họ từ nơi khác đến, nhưng từ đâu ? Có người cho rằng từ đông nam Trung Hoa, có người cho là từ vùng Đông Nam Á hải đảo.
2.2) Cộng đồng Austronesian và việc có mặt tại lãnh thổ Việt Nam ngày nay
Cộng đồng nói ngôn ngữ thuộc hệ Austronesian có khoảng 250 triệu người với địa bàn cư trú rộng lớn, từ các đảo Thái Bình Dương, vùng Đông Nam Á hải đảo, Đài Loan, Hải Nam, trung bộ Việt Nam đến đảo Madagascar (Phi châu). Ở vùng Đông Nam Á hải đảo, người Austronesian hình thành nên khối các dân tộc ngày nay nói ngữ Malayo – Polynesia83. Phía nam Trung Quốc cũng có đông đảo người Austronesian sinh sống84 mà sau này bị đồng hóa hầu hết, chỉ còn lại một số ít sắc dân ở Đài Loan nói ngữ Formosan. Trong địa bàn rộng lớn đó, người ta không rõ nơi nào là gốc của người Austronesian.
Đọc thêm 6) Giả thuyết về nguồn gốc người Austronesian85
Có nhiều giả thuyết. Hiện nay có hai thuyết đang tranh cãi kịch liệt: các nhà ngôn ngữ như Bellwood, Blust chủ yếu dựa vào ngôn ngữ khi đưa ra thuyết “Tàu tốc hành”; nhà nhân chủng học Solheim chú trọng nhiều đến khía cạnh nhân chủng, văn hóa để ra thuyết “Tàu chậm”.
Thuyết “tàu tốc hành” (Express train) cho là đất tổ (homeland) của người Austronesian là từ Tây Tạng, đến bờ biển nam Trung Quốc rồi qua Đài Loan. Họ đã rời Đài Loan và phát tán trong một thời gian ngắn, định cư mang theo văn minh nông nghiệp lúa nước ở các hải đảo Đông Nam Á.
Thuyết tàu chậm ngược lại cho là đất tổ của người Austronesian là từ Phi Luật Tân, Indonesia (Wallacea), và qua văn minh dựa vào hàng hải, họ đã phát tán đi đến lục địa Đông Nam Á (Việt Nam, Mã Lai), Đài Loan, bờ biển nam Trung Hoa, các đảo nam Nhật Bản, Thái Bình Dương và tận Madagascar.
Người Austronesian là “những người đi biển và phiêu bạt giang hồ tuyệt hảo của thế giới tiền hiện đại”86. Trên lãnh thổ Việt Nam, những chứng tích văn hóa khảo cổ học ven biển và cả trên Cao nguyên đều cho thấy trên một nền Nam Á bản địa đã xuất hiện
81
Bùi Thiết, 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2004. 82
Không tính người Chăm ở Nam bộ. 83
Đó là nhóm đa số sinh sống ở các quốc gia Indonesia, Đông Timor, Malaysia, Philippines, Brunei, Micronesia, Polynesia, cũng như những người Polynesia ở ở New Zealand và Hawaii, người Austronesian ở Melanesia (Wikipedia).
84
Có ý kiến cho rằng số dân Austronesian phía nam Trung Quốc này đã hình thành nên cộng đồng Bách Việt.
85
Theo Nguyễn Đức Hiệp [2008], Người Austronesian trong thuyết “Tàu tốc hành” và thuyết “Tàu chậm” và sự hiểu biết hiện nay, website khoahoc.net
86
một cuộc nhập cư của người Nam Đảo mang theo văn hóa biển đặc trưng, đến sống cộng cư suốt một dải ven biển Việt Nam từ Quảng Bình đến cực nam Nam Bộ Việt Nam87.
Tại vùng đồng bằng duyên hải miền Trung đã có lớp cư dân Austroasiatic sinh sống. Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên, người Austronesian từ biển đến cộng cư. Sau đó họ (Austroasiatic) bỏ lên vùng cao hơn (vùng núi Trường Sơn). Một thời gian sau đó, nhiều lớp người Austronesian cũng lần lượt lên Tây Nguyên định cư bên cạnh họ, hình thành nên cộng đồng các sắc tộc bản địa tại vùng cao Trường Sơn.
Như vậy có thể nói, yếu tố Malayo – Polynesian (Austronesian) từ biển vào kết hợp với các yếu tố Austroasiatic đã định cư trước đó, hình thành nên các sắc tộc cư trú lâu đời trên miền duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo thành lớp cư dân sau này của vương quốc Chăm-pa. Trong số đó có một sắc tộc mang đậm tính Malayo – Polynesian, sinh sống ở vùng duyên hải, qua quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn hóa cổ Ấn Độ (lẫn Trung Hoa) đã hình thành nên tính cách riêng trở thành văn hóa Chăm, dân tộc Chăm.
Nhưng người Chăm có phải cũng là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa vốn có địa bàn phân bố chung nhưng có trước Chăm, hay không vẫn đang là nghi vấn khoa học. Có thể nhận thấy đặc trưng biển trong văn hóa Sa Huỳnh, nhưng đó là do người Austroasiatic sống cạnh biển hay do người Austronesian đem từ ngoài biển vào? Liệu nhóm người Austronesian nói tiếng Malayo – Polynesian mà sau này được gọi là Chăm có phải là chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh hay của một nhóm Austronesian nào khác? Nếu không phải là Chăm thì họ đã đi đâu sau khi người Chăm đến ?
87 Lương Ninh [2], tr,8.
CHƯƠNG 2 Cấu trúc cổ vương quốc