Thể chế chính trị nhà nước Champa – mô hình mandala

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 34)

Đọc thêm 7) Mandala

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và dịch nghĩa là

Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Mandala là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi

100

Số liệu theo Ngô Đình Tuấn, Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba, bài đăng trên website Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, ngày 27/12/2007.

101 Số liệu từ Lê Thông, sđd – tập bốn, tr.194. 102

Số liệu từ Wikipedia Việt ngữ. 103

Số liệu từ Lê Thông, sđd – tập bốn, tr.195. 104

Số liệu từ Lê Thông, sđd – tập bốn, tr.195.

105 Số liệu từ Trang Du địa chí Khánh Hòa camranh.khanhhoa.gov.vn 106

Số liệu từ Wikipedia Việt ngữ. 107

Mandala là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cụ túc”, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn đà la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện... Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, sử dụng Mạn đà la như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn đà la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị108.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Mạn đồ la là một khu vực hình tròn hoặc hình vuông được phân định theo pháp, dùng để thực hiện các pháp tu của Mật giáo nhằm tránh khỏi sự xâm nhập và nhiễu loạn của ác ma. Hoặc là một đàn tràng bằng đất cát, trên đó vẽ các tôn tượng Phật và Bồ tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Hoặc là một tờ giấy hay tấm vải, trên đó có vẽ hình tượng các Tôn vị. Theo Đại Nhật Kinh Sớ, Mạn đồ la theo nghĩa Luân viên cụ túc là các Tôn vị vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai để cùng giúp sức với Đại Nhật Như Lai đưa chúng sanh vào giác ngộ, giải thoát.109

Dù còn vài bất đồng nhỏ nhưng đa số các nhà nghiên cứu về Champa đều cho rằng cổ vương quốc Champa (cùng với Phù Nam, Angkor, Chân Lạp, Borobudur (Indonesia) và Pagan (Miến Ðiện) là những liên hiệp, liên minh của nhiều nagara110. Sự liên kết này được các nhà nghiên cứu gọi là mandala và được hiểu như là mối dây quan hệ bao quanh vị maharaja 111. Đó là một vị raja được thần linh hóa và tự xưng là lãnh đạo của các raja khác, là những thuộc hạ, chư hầu của maharaja.

Thị trấn làm chủ cả một vùng lãnh thổ xung quanh, gọi là nagara (được hiểu như là tiểu quốc, châu, vùng và bây giờ là bang, tiểu bang), đứng đầu bởi một raja (lãnh chúa địa phương, thường được dịch là tiểu vương). Theo đó vùng đất của vị raja có nhiều ảnh hưởng nhất trong mandala sẽ được coi là kinh đô. Đây là thể chế chính trị đặc trưng của vùng Ðông nam Á112. Luôn có khả năng xảy ra những tình trạng là một vài vị raja trong

mandala từ chối vai trò chư hầu của họ và cố xây dựng cho riêng họ một hệ thống chư hầu mỗi khi họ có cơ hội nổi dậy, bất chấp các nagara liên kết với nhau qua mối quan hệ huyết thống hay hôn nhân, hoặc vị thế chính trị trong triều đình trung ương.

Tại Champa, vị lãnh chúa nào mạnh nhất, tạo được tầm ảnh hưởng rộng khắp thì trở thành vua Champa (Maharaja). Vị vua trực tiếp cai trị vùng lãnh thổ của mình, các vùng lãnh thổ khác (nagara, hiện nay được các tác giả Việt Nam gọi là tiểu quốc) vẫn tự trị và chỉ thần phục vua Champa ở một chừng mực nhất định, có thể thông qua việc triều cống và chỉ tập hợp lại khi có ngoại xâm. Việc này đôi lúc tạo nên những cuộc nội chiến đẫm máu, góp phần làm suy yếu cả vương quốc.

Đọc thêm 8) Vương quốc Champa và nagara Champa

Trong giai đoạn đầu của cổ vương quốc, có thể do ảnh hưởng của nhà giáo sĩ và thương nhân đến từ Anga mà nơi đô thị hưng thịnh nhất do có giao thương với họ (lẫn thương nhân đến từ Trung Hoa và các quốc gia khác) đã được mang tên Champa và trở thành tên gọi chung cho cả vùng lãnh thổ (nagara)

108

Theo Wikipedia Việt ngữ. 109

Theo Thiên Phủ, vn.360plus.yahoo.com/nicholas_chan17 110

Tiếng Mã Lai đương đại có chữ negara được dịch nghĩa là đất nước (state, country)

111Mandala ở đây được hiểu như một chính thể có cấu trúc, ý nghĩa như đồ hình mandala. Có một số cách hiểu khác, như:

Nguyễn Hữu Thông đã đề cập“Vương quốc Champa là sự tồn tại đồng thời của nhiều tiểu quốc (mandala)”, “…quyết định sự tồn vong của các mandala”, “cương vực sinh sống của những thần dân trong các mandala cũ ở đất Champa”, trong Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa hoàn chỉnh ở miền Trung, bài đăng trên Lao Động Cuối tuần số 36, ngày 06/09/2009.

Trần Kỳ Phương ghi “mandala (circles of kings)” trong Trần Kỳ Phương [2], Thánh đô Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang tại website của The Institute for Vietnamese Culture & Education

112

Hiện nay có một hình thái tương tự là Nhà nước Liên bang Malaysia, gồm tập hợp các tiểu bang (negari), mỗi tiểu bang có một vương triều riêng, đứng đầu bởi Tiểu vương Hồi giáo (Sultan); vị đứng đầu liên bang là Yang di – Pertuan Agong vốn là tiểu vương của một bang. Tuy vậy, việc cai trị và điều hành liên bang là hoàn toàn khác, không thể so sánh với Champa.

đó. Các vùng lãnh thổ khác muốn giao thương hải ngoại phải thông qua đây nên vùng lãnh thổ này có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các vùng khác. Vị đứng đầu vương triều Champa đã trở thành đấng cai trị tối cao của toàn bộ các vùng lãnh thổ kế cận có chung cộng đồng dân cư, ngôn ngữ, văn hóa, quan hệ kinh tế… hợp thành một vương quốc, được bên ngoài gọi chung là Champa. Các vương triều khi tiếp nối vương triều của nagara Champa để trị vì cả vương quốc, vì muốn chứng tỏ sự chính thống của dòng dõi cai trị nên đã tiếp tục sử dụng danh xưng Champa.

Bia Mỹ Sơn XIV được nhiều người nhà nghiên cứu Việt Nam dịch lại từ các bản dịch văn bia Champa của các tác giả nước ngoài. Không rõ văn bia Champa gốc như thế nào nhưng những bản dịch này đều lúng túng giữa chữ “đất nước Champa” và “nagara Champa”, có lẽ vì họ đều xem hai chủ thể này là một. Trích từ Trần Kỳ Phương [1]: “The enemy had entered into the kingdom of Champa …; having

ravaged everything in the provinces of the kingdom of Champa … He completely defeated the enemies, proceeded to the Nagara Champa 113… The kingdom of Champa became prosperous as of old”

(Majumdar 1989).

Bản dịch của Trần Kỳ Phương “Kẻ thù đã vào vương quốc Champa … đã hủy diệt mọi thứ trong

các tỉnh thành của vương quốc Champa … Ngài đã tiêu diệt hết quân thù, phục hưng lại Nagara Champa

… Vương quốc Champa lại trở nên hưng thịnh như xưa”

Bản dịch của Lương Ninh [1], tr.295 (không rõ ông và các cộng tác dịch từ nguồn nào), “Quân

thù vào nước Champa … tàn phá tất cả các vùng của nước Champa … Ngài đánh thắng hoàn toàn quân thù, trở về Nagara Champa … Nước Champa lại hưng thịnh như xưa”

Một phần của tài liệu bài viết về văn hóa chămpa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)