Tình hình DSTN ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 2007

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa (Trang 40)

2005 -2007.

Nếu doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng của QTD thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt động tín dụng. Từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình hình thu hồi vốn của Quỹ tín dụng cũng như thấy được chất lượng của hoạt động tín dụng đảm bảo nguồn vốn bỏ ra và thu hồi nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Tình hình thu nợ của QTD 3 năm qua như sau:

Bảng 4.8. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng 3 năm 2005 – 2007.

Đvt. Triệu đồng, %.

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)

Biểu đồ 4.6. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng. Khoản mục Năm thực hiện

Chênh lệch 06/05 07/06 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 53.082 95.800 174.109 42.718 80,4 78.309 81,7 2.KDDV - SH 4.056 7.199 7.520 3.143 77,5 321 4,45 3. Tổng cộng 57.138 102.999 181.629 45.861 80,2 78.630 76,3 4,1% 95,9% 7% 93% 92,9% 7,1%

Nhìn từ bảng ta thấy tình hình thu nợ của Quỹ tín dụng qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt, cụ thể:

Năm 2005 doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng là 57.238 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp cũng giống như doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ đạt 53.082 triệu đồng và chiếm 92,9% tổng doanh số thu nợ, phần còn lại là doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt đạt 4.056 triệu đồng chiếm 7,1% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.

Sang năm 2006, cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng và đạt 102.999 triệu đồng, tăng 45.861 triệu đồng hay tăng 80,2% so với năm 2005. Trong đó, doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp đạt 95.800 triệu đồng tăng 42.718 triệu đồng hay tăng 80,4% so với năm 2005 và chiếm 93% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn. Đồng thời doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt cũng tăng lên đạt 7.199 triệu đồng tăng 3.143 triệu đồng hay tăng đến 77,5% so với năm 2005 và chiếm 7% tổng doanh số thu nợ vì Quỹ tín dụng cũng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tín dụng dịch vụ - sinh hoạt, thường xuyên theo dõi, giám sát và thẩm định chặt chẽ và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Mặt khác là do các khoản nợ này đã đến hạn thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt tăng cao trong năm nay.

Đến năm 2007, Doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng vẫn tiếp tục tăng mạnh đạt 181,629 triệu đồng, tăng 78.630 triệu đồng hay tăng 76,3% so với năm 2006. Trong đó, doanh số thu nợ sản suất nông nghiệp tăng 78.309 triệu đồng hay tăng 81,7% so với 2006, đây là một tỷ lệ tốt trong bối cảnh nền kinh tế trong năm của tỉnh An Giang có nhiều biến động, chủ yếu là ở lĩnh vực nông nghiệp: dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng, tình hình thời tiết không ổn định cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân,…nhưng người dân vượt qua được những khó khăn, vay vốn đầu tư lại cho sản xuất, chăn nuôi nên đã đạt thành quả thắng lợi trong mùa vụ tiếp theo. Bên cạnh đó giá lúa được ổn định ở mức cao, khách hàng có vốn hoàn trả lại cho Quỹ tín dụng. Đối với doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt thì trái lại có tốc độ nhưng tăng rất thấp đạt 7.520 triệu đồng hay tăng 4,45% so với năm 2006, đây là vấn đề cần chú ý vì trong năm 2006 và 2007, doanh số cho vay dịch vụ - sinh hoạt liên tục tăng mạnh đặc biệt là trong năm 2007, cần phải theo dõi sát sao hơn nữa tình hình sử dụng vốn vay, thu hồi những món nợ có những dấu hiệu rủi ro, đảm bảo được nguồn vốn chi trả cho khách hàng.

Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Quỹ tín dụng liên tục tăng nhưng Quỹ

tín dụng có thể an tâm hoạt động vì doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ - sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng cao vì bà con nông dân làm ăn có hiệu quả nên thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Quỹ tín dụng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Quỹ tín dụng cần chú trọng hơn công tác thẩm định, phân loại tín dụng, theo dõi đôn đốc cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng. Tuy nhiên doanh số thu nợ cao không phải lúc nào cũng tốt nhưng qua đó phản ánh được phần nào hiệu quả thu hồi vốn của Quỹ tín dụng. Như đã biết, doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng cao là do trong năm các món vay đến hạn nhiều, mặt khác là do QTD thu hồi các món vay có những

dấu hiệu rủi ro: như sử dụng vốn sai mục đích, có dấu hiệu chiếm dụng vốn nên các cán bộ tín dụng đã chủ động đề nghị thu hồi trước hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)