4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa:
Nguồn vốn thể hiện quy mô hoạt động của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung trong giai 2005 – 2007, nguồn vốn của QTD ND Mỹ Hòa không ngừng tăng qua các năm, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.
Đvt: Triệu đồng, %
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của 2005, 2006 ,2007)
Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn.
Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 43.190 70.894 100.939 27.704 64,1 30.045 42,4 2.Vốn vay 3.050 2.450 23.250 -600 -19,7 20.800 849,0 3. Vốn và các Quỹ 3.434 5.819 9.212 2.385 69,5 3.393 58,3 Vốn điều lệ 2.687 4.217 6.776 1.530 56,9 2.559 60,7 Các quỹ 747 1.602 2.436 855 114,5 834 52,1 4. Vốn khác 7.411 11.174 18.422 3.763 50,8 7.248 64,9 Tổng 57.085 90.337 151.823 33.252 58,2 61.486 68,1 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005
Qua 3 năm vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 65%. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2006, chiếm 79%.
Với nguồn vốn huy động chiếm trên 65% trong tổng nguồn vốn góp phần mang lại nguồn vốn luôn tăng trưởng và ổn định qua 3 năm, do đó Quỹ tín dụng có đủ vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình, giảm được chi phí trong kinh doanh so với chi phí vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Quỹ tín dụng thực hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn vốn tại chỗ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua.
Bên cạnh nguồn vốn huy động , nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng trong việc tài trợ tín dụng cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng tăng cao nhất vào năm 2007 là 23.250 tỷ đồng tăng 20.800 tỷ đồng tương đương tăng 849% so với năm 2006 (chiếm 15,3% trong tổng nguồn vốn) nguyên nhân là do năm 2007 khách hàng đến Quỹ tín dụng vay tiền rất nhiều, doanh số cho vay tăng lên 231.490 triệu đồng trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng rất cao nhưng không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng mừng cho Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy QTD không chủ động được nguồn vốn của mình trong hoạt động tín dụng, QTD có phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác.
Đối với nguồn vốn là vốn và các Quỹ, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm và tốc độ tăng cao nhất vào năm 2006 tăng 69,5% so với năm 2005, tuy năm 2007 tăng lên 9.212 nhưng tốc độ tăng chỉ có 58,3% so với năm 2006. Nguồn vốn này tăng đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn đồng thời giúp cho QTD thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh chỉ tiểu về tỷ lệ an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Quỹ tín dụng.
Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2007 tăng 7.248 triệu đồng hay tăng 64,9%. Nguồn vốn này cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thực hiện an toàn và liên tục.
Nhìn chung, cơ cấu vốn hoạt động tại QTD tương đối hợp lý trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) đó là nhờ QTD có chính sách huy động vốn hợp lý còn nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm 2007 là do nhu cầu vay của khách hàng tăng, bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn vay thì vốn điều lệ của QTD qua 3 năm cũng trên mức an toàn và vốn khác của QTD cũng tăng góp phần làm cho nguồn vốn của QTD ngày càng tăng lên đủ sức tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình.
4.1.2. Tình hình huy động vốn:
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng thì QTD cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. Trong thời gian qua, QTD Mỹ Hòa đã chú trọng cố gắng huy động vốn bằng nhiều
hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh việc quan tâm tới khách hàng cũ, QTD luôn tìm kiếm khách hàng mới bằng cách mở thêm phòng giao dịch, tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách thích hợp, bằng cách phục vụ khách nhanh gọn, văn minh, lịch sự. Do vậy Quỹ tín dụng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng.
Tuy nhiên do quy mô nhỏ và vị thế của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong lĩnh vực tài chính chưa lớn, vì thế mặc dù đã đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi nhưng việc huy động vốn trong thời gian qua vẫn chưa phát huy tối ta do phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng NN & PTNN, Ngân hàng Sacombank….và các QTD khác trên địa bàn. Do vậy khách hàng đến gửi tiền chưa đa dạng, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tầng lớp dân cư, còn các doanh nghiệp, công ty cổ phần, QTD Mỹ Hòa vẫn chưa thu hút, chưa hấp dẫn đối tượng này nên chưa đặt quan hệ giao dịch.
Mặt dù luôn phải đối mặt với những thách thức, những hạn chế như trên nhưng chính nhờ vào sự nỗ lực hết sức của mình mà nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều tăng qua các năm. Có được kết quả đó là nhờ QTD đã áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả trong đó lãi suất là công cụ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại QTD Mỹ Hòa.
Đvt: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Chênh lệch Năm thực hiện 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1.TGTKKKH 373 1.056 2.594 683 183 1.538 145,6 2. TGTKCKH 42.817 69.838 98.345 27.021 63 28.507 40,8 - TGTKCKH NH 42.817 69.405 97.833 26.588 62 28.428 41 - TGTKCKH DH - 433 512 433 100 79 18,2 Tổng 43.190 70.894 100.939 27.704 64 30.045 42,4 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006,2007) Qua bảng số liệu thì nguồn vốn tại QTD qua các năm có sự gia tăng đáng kể: Năm 2005 tổng vốn huy động là 43,190 triệu đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ chỉ có 1%.
Năm 2006 tổng nguồn vốn của QTD đạt 70.894 triệu đồng tăng 27.704 triệu đồng hay tăng 64% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư chiếm tỷ trọng lớn chiếm 98,5% trong tổng nguồn vốn huy động (tăng 27.021 triệu động hay tăng 63% so với năm 2005), ngoài ra tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn tăng với tốc cao cả về số lượng lẫn tỷ lệ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,5 % trong tổng nguồn vốn huy động, (tăng 683 triệu đồng tương đương tăng 183% so với năm 2005).
Bước sang năm 2007 tiếp tục có sự gia tăng nhanh chóng, với hình thức huy động vốn với lãi suất rất hấp dẫn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 100.939 triệu
đồng tăng 42,4% so với năm 2006). Trong đó là sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các cá nhân và dân cư đạt 28.507 triệu đồng tương đương tăng 40,8% so với năm 2006. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn vốn tăng điều qua các năm tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng có mối quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng (nông dân) trong việc mở rộng quy mô sản xuất do điều kiện canh tác và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngày càng phát triển nên lượng vốn bà con nông dân cần ngày càng nhiều hơn. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể yên tâm đẩy mạnh công tác cho vay của mình.
Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng của 2 loại tiền gửi này có sự chênh lệch rất lớn. Mặc dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gởi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn bởi vì Quỹ tín dụng hoàn toàn có thể dùng tiền gửi này đem đầu tư vào sản xuất có tính lâu dài hơn, lợi tức cao và ổn định hơn, lãi suất mà Quỹ tín dụng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn so với không kỳ hạn lý do ở đây là Quỹ tín dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi vào Quỹ tín dụng để kiếm lợi tức.
Nhìn chung 3 năm qua Quỹ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, số vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như với nhiều hình thức huy động hấp dẫn hơn. Điều này đem lại cho Quỹ tín dụng có một nguồn vốn khá ổn định và có hiệu quả rất cao làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động trong công tác tín dụng của mình. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đạt được những kết quả trên là:
- Mức lãi suất mà Quỹ tín dụng huy động là phù hợp với khách hàng.
- Quỹ tín dụng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.
- Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và một phần nhờ vào cung cách phục vụ của nhân viên vui vẻ, phục vụ nhanh gọn, chính xác, trụ sở Quỹ tín dụng đặt ở Thành phố Long Xuyên thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch.
Bảng 4.3: Bảng lãi suất huy động vốn của Quỹ tín dụng trong 3 năm.
Đvt: %
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007) Lãi suất huy động vốn của QTD qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức phù hợp để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, QTD đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường nhằm cạnh tranh với các QTD và ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt.
LOẠI TIỀN GỬI 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 2007/2006 1.Tiền gửi không kỳ hạn 0,35 0,35 0,35 0,00 0,00
2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,5 0,55 0,6 0,05 0,05 + Kỳ hạn 2 tháng 0,55 0,6 0,65 0,05 0,05 + Kỳ hạn 3 tháng 0,67 0,75 0,8 0,08 0,05 + Kỳ hạn 4 tháng - 0,77 0,79 - 0,02 + Kỳ hạn 6 tháng 0,75 0,78 0,8 0,03 0,02 + Kỳ hạn 7 tháng 0,75 0,82 0,84 0,07 0,02 + Kỳ hạn 9 tháng 0,8 0,82 0,84 0,02 0,02 + Kỳ hạn 11 tháng - 0,84 0,85 - 0,01 + Kỳ hạn 12 tháng 0,85 0,85 0,88 0,00 0,03 + Kỳ hạn 13 tháng 0,87 0,88 0,91 0,01 0,03 + Kỳ hạn 24 tháng 0,88 0,89 0,93 0,01 0,04
4.1.3. Đánh giá tình hình huy động vốn.
Bảng 4.4: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn.
Đvt: Triệu đồng, %.
Chỉ tiêu Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TNV 57.085 90.337 151.823 33.252 58,25 61.486. 68,1 VHĐ 43.190 70.894 100.939 27.704 64,14 30.045 42,4 VHĐCKH 42.817 69.838 98.345 27.021 63,11 28.507 40,8 VHĐKKH 373 1.056 2.594 683 183,11 15.38 145,6 DNCV 46.130 72.937 122.797 26.272 55,92 4.9542 67,6 1.VHĐ/TNV(%) 75,66 78,48 66,48 2,8 3,72 -11,99 -15,3 2.VHĐCKH/VHĐ(%) 99,14 98,51 97,43 -0,6 -0,63 -1,08 -1,1 3.VHĐKKH/VHĐ(%) 0,86 1,49 2,57 0,6 72,48 1,08 72,5 4.DN/VHĐ(%) 108,78 103,33 121,65 -5,5 -5,01 18,32 17,7
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
4.1.3.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn.
Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này tăng vào năm 2006 nhưng giảm lại vào năm 2007 do tốc độ tăng của vốn huy động không bằng tốc độ tăng của nguồn vốn nguyên nhân là do vào năm 2007 Quỹ tín dụng sử dụng vốn vay chiếm 15,3% cung cấp tín dụng cho khách hàng mới ở các điểm giao dịch mới ở các xã nên cần vốn và phải vay các tổ chức tín dụng khác. Nhưng tỷ số này luôn đạt ở mức cao trên 65% cho thấy uy tín của QTD ngày càng được nâng cao, với nguồn VHĐ lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ tỷ số này luôn ở mức cao là do trong những năm qua Quỹ tín dụng đưa ra những giải pháp hợp lý trong huy động vốn bằng các lãi suất linh hoạt. Bên canh đó là do Quỹ tín dụng mở rộng địa bàn mở hoạt động, tăng cường công tác quảng cáo, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh gọn, kịp thời và hiệu quả giúp thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn ngày càng gia tăng.
4.1.3.2. Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy đông.
Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTD Mỹ Hòa, vì với vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động QTD có thể an tâm, chủ động hơn trong cho vay. Trong thực tế, khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, khách hàng thường không rút tiền trước hạn.
Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động biến động qua các năm. Trong năm 2006 giảm 0,63% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 1,1% so với năm 2006. Trong năm 2006, việc tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm là do trong năm
2006 VHĐCKH tăng nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng VHĐ từ đó tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm hơn so với tỷ lệ năm 2005. Mặc khác, nguyên nhân của sự suy giảm này còn do bởi trong năm 2006 QTD đã đa dạng hóa các loại hình tiền gửi đặc biệt là đa dạng hóa loại hình tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2007, VHĐCKH trên VHĐ cao mang đến cho QTD nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này giúp cho QTD dễ dàng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, ít bị động. Tuy nhiên tỷ lệ này