4.2.2.1. Phân tích cơ cấu DSTN.
Ngân hàng, các QTD là tổ chức trung gian đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Quỹ tín dụng thì họ phải trả lãi cho Quỹ tín dụng. Phần lãi này phải bù đắp được phần chi phí mà Quỹ tín dụng đi vay, bù đắp được chi phí cho hoạt động của đơn vị và đảm bảo có lợi nhuận. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Quỹ tín dụng đặt lên
hàng đầu. Một Quỹ tín dụng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đúng mức công tác thu hồi nợ.
Bảng 4.7: DSTN của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 - 2007.
Đvt: Triệu đồng, %.
Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh số thu nợ - Ngắn hạn 57.138 102.999 181.629 45.861 80,3 78.630 76,3 - Trung hạn 125 853 318 728 582,4 -535 -62,7 Tổng DSTN 57.263 103.852 181.947 46.589 81,4 78.095 75,2
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007) Cùng với sự gia tăng của Doanh số cho vay tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa thì doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm từ 2005 đến 2007. Trong cơ cấu doanh số thu nợ tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn từ 2005-2007 thì doanh số thu nợ với thể loại vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với tốc độ tăng của DSCV loại hình này.
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của QTD Mỹ Hòa , trên 99%, điều này cũng lẽ đương nhiên khi mà Quỹ tín dụng cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Tuy nhiên, với chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nó đang dần có sự thay đổi mặc dù sự thay đổi này còn chậm. Trong cơ cấu DSTN, tỷ trọng DSTN trung hạn đang tăng dần tỷ trọng từ 0,22% năm 2005 tăng đến 0,82% năm 2006 và 0,17% năm 2007. Dự đoán năm 2008 thì có thể doanh số thu nợ trung hạn của Quỹ tín dụng tăng từ 0.17% lên 5% do Quỹ tín dụng đang có kế hoạch mở rộng cho vay trung hạn. Tuy nhiên QTD chỉ cho vay trung hạn dưới 24 nhằm hạn chế được rủi ro với sự trượt giá của đồng tiền như hiện nay.
4.2.2.2. Tình hình DSTN ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa qua 3 năm2005 -2007. 2005 -2007.
Nếu doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng của QTD thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt động tín dụng. Từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình hình thu hồi vốn của Quỹ tín dụng cũng như thấy được chất lượng của hoạt động tín dụng đảm bảo nguồn vốn bỏ ra và thu hồi nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Tình hình thu nợ của QTD 3 năm qua như sau:
Bảng 4.8. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng 3 năm 2005 – 2007.
Đvt. Triệu đồng, %.
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
Biểu đồ 4.6. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng. Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 06/05 07/06 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 53.082 95.800 174.109 42.718 80,4 78.309 81,7 2.KDDV - SH 4.056 7.199 7.520 3.143 77,5 321 4,45 3. Tổng cộng 57.138 102.999 181.629 45.861 80,2 78.630 76,3 4,1% 95,9% 7% 93% 92,9% 7,1%
Nhìn từ bảng ta thấy tình hình thu nợ của Quỹ tín dụng qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt, cụ thể:
Năm 2005 doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng là 57.238 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp cũng giống như doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ đạt 53.082 triệu đồng và chiếm 92,9% tổng doanh số thu nợ, phần còn lại là doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt đạt 4.056 triệu đồng chiếm 7,1% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.
Sang năm 2006, cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng và đạt 102.999 triệu đồng, tăng 45.861 triệu đồng hay tăng 80,2% so với năm 2005. Trong đó, doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp đạt 95.800 triệu đồng tăng 42.718 triệu đồng hay tăng 80,4% so với năm 2005 và chiếm 93% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn. Đồng thời doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt cũng tăng lên đạt 7.199 triệu đồng tăng 3.143 triệu đồng hay tăng đến 77,5% so với năm 2005 và chiếm 7% tổng doanh số thu nợ vì Quỹ tín dụng cũng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tín dụng dịch vụ - sinh hoạt, thường xuyên theo dõi, giám sát và thẩm định chặt chẽ và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Mặt khác là do các khoản nợ này đã đến hạn thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt tăng cao trong năm nay.
Đến năm 2007, Doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng vẫn tiếp tục tăng mạnh đạt 181,629 triệu đồng, tăng 78.630 triệu đồng hay tăng 76,3% so với năm 2006. Trong đó, doanh số thu nợ sản suất nông nghiệp tăng 78.309 triệu đồng hay tăng 81,7% so với 2006, đây là một tỷ lệ tốt trong bối cảnh nền kinh tế trong năm của tỉnh An Giang có nhiều biến động, chủ yếu là ở lĩnh vực nông nghiệp: dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng, tình hình thời tiết không ổn định cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân,…nhưng người dân vượt qua được những khó khăn, vay vốn đầu tư lại cho sản xuất, chăn nuôi nên đã đạt thành quả thắng lợi trong mùa vụ tiếp theo. Bên cạnh đó giá lúa được ổn định ở mức cao, khách hàng có vốn hoàn trả lại cho Quỹ tín dụng. Đối với doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt thì trái lại có tốc độ nhưng tăng rất thấp đạt 7.520 triệu đồng hay tăng 4,45% so với năm 2006, đây là vấn đề cần chú ý vì trong năm 2006 và 2007, doanh số cho vay dịch vụ - sinh hoạt liên tục tăng mạnh đặc biệt là trong năm 2007, cần phải theo dõi sát sao hơn nữa tình hình sử dụng vốn vay, thu hồi những món nợ có những dấu hiệu rủi ro, đảm bảo được nguồn vốn chi trả cho khách hàng.
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Quỹ tín dụng liên tục tăng nhưng Quỹ
tín dụng có thể an tâm hoạt động vì doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ - sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng cao vì bà con nông dân làm ăn có hiệu quả nên thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Quỹ tín dụng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Quỹ tín dụng cần chú trọng hơn công tác thẩm định, phân loại tín dụng, theo dõi đôn đốc cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng. Tuy nhiên doanh số thu nợ cao không phải lúc nào cũng tốt nhưng qua đó phản ánh được phần nào hiệu quả thu hồi vốn của Quỹ tín dụng. Như đã biết, doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng cao là do trong năm các món vay đến hạn nhiều, mặt khác là do QTD thu hồi các món vay có những
dấu hiệu rủi ro: như sử dụng vốn sai mục đích, có dấu hiệu chiếm dụng vốn nên các cán bộ tín dụng đã chủ động đề nghị thu hồi trước hạn.
4.2.3. Phân tích tình hình dự nợ ngắn hạn.4.2.3.1. Phân tích cơ cấu DNCV. 4.2.3.1. Phân tích cơ cấu DNCV.
Cùng với sự gia tăng trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa cũng tăng qua các năm.
Bảng 4.9. DSDN của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 - 2007.
Đvt: Triệu đồng, %.
Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh số dư nợ - Ngắn hạn 46.130 72.937 122.797 26.807 58,1 49.860 68,4 - Trung hạn 853 318 8.792 -535 -62,7 8.474 2664,8 Tổng DSDN 46.983 73.255 131.589 26.272 55,9 58.334 79,6
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng DN theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa.
93,3%
2005 là 98.18% sang năm 2006 chiếm đến 99,57% và năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn còn được 93,32% trong tổng dư nợ.
Tương ứng với sự biến động không ổn định và giảm mạnh vào năm 2007 của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, là sự tăng mạnh của tỷ trọng dư nợ trung hạn vào năm 2007. Cụ thể, ở năm 2005 dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, đến 2006 tỷ trọng dư nợ trung hạn chỉ là 0,43% thì đến năm 2007 là 6,68% trong tổng dư nợ.
4.2.3.2. Tình hình DN ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005-2007.
An Giang là tỉnh có thể mạnh về nông nghiệp, nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để phát triển sâu về chất là mục tiêu nhiệm vụ của Đảng bộ ta trong những năm qua, hàng loạt các chương trình khuyến nông, khuyến ngư đã được triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện cho bà con tăng gia sản xuất phát triển nghành nghề, cũng từ đây nhu cầu vốn tín dụng để tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp tăng cao. Ở QTD Mỹ Hòa tình hình dư nợ tín dụng nông nghiệp tăng liên tục trong 3 năm và tăng khá ổn định tạo nên nguồn thu nhập cao cho Quỹ tín dụng đồng thời tạo điều kiện gắn kết lâu dài giữa Quỹ tín dụng và khách hàng, đây là đều mà bất kỳ Quỹ tín dụng cũng mong muốn có được.
Bảng 4.10. Doanh số dư nợ ngắn hạn của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005- 2007.
Đvt: Triệu đồng, %.
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
Biều đồ 4.8. Doanh số dư nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng.
Năm 2005, dư nợ của Quỹ tín dụng là 46.130 triệu đồng, trong đó dư nợ sản xuất
Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/05 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 43.046 70.203 110.624 27.157 59,7 40.421 57,6 2.KDDV - SH 3.084 2.734 12.173 -350 -11,3 9.439 345,2 3. Tổng cộng 46.130 72.937 122.797 26.807 58,1 49.860 68,4 90% 96,2% 3,8% 6,7% 10% 93,3%
nông nghiệp 43.046 triệu đồng, chiếm 93,3% tổng dư nợ, dư nợ Dịch vụ - sinh hoạt đạt 3.084 triệu đồng, chiếm 6,7% tổng dư nợ ngắn hạn cuối năm.
Sang năm 2006, tổng dư nợ đạt được là 72.937 triệu đồng, tăng 26.807 triệu hay tăng 58,1% so với năm 2005. Trong đó dư nợ sản xuất nông nghiệp tăng đột biến: tăng 27.157 triệu đồng hay tăng đến 59,7%, nguyên nhân là do trong năm này nhu cầu về vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp của người dân là khá cao, chủ yếu là khắc phục những hậu quả của các thiên tai năm 2005 và năm 2006, cũng như người nông dân chuyển hướng từ chăn nuôi gia cầm sang lĩnh vực khác do không thể tiếp tục bởi ảnh hưởng của dịch cúm H5N1 không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn thu mà nó lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người chăn nuôi. Trong khi đó, dư nợ cho dịch vụ - sinh hoạt giảm xuống, chỉ đạt 2.734 triệu đồng, giảm 350 triệu hay giảm 11,3% so với năm trước làm cho tỷ lệ dư nợ của dịch vụ - sinh hoạt chỉ còn chiếm 3,8% trên tổng dư nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do trong năm 2006 có nhiều khoản vay đến hạn làm cho doanh số thu nợ tăng nhanh, do đó dư nợ cho vay tất nhiên là sẽ giảm xuống.
Đến năm 2007, tình hình dư nợ của Quỹ tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng khá ổn định, đạt 122.797 triệu đồng, tăng 49.860 triệu hay tăng 68,4% so với năm 2006. Trong đó dư nợ sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng dư nợ, đạt 110.624 triệu đồng chiếm 90% tổng dư nợ, tăng 40.421 triệu đồng hay tăng một lượng tương đối là 57,6%. Phần còn lại dư nợ dịch vụ - sinh hoạt cũng tăng khá nhanh và tốc độ tăng rất nhanh đạt 12.173 triệu đồng hay tăng 345,2% so với năm 2006, chiếm 10% trong tổng dư nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do chỉ số tiêu dùng tăng cao, đời sống người dân ngày càng cao nên phải chi tiêu nhiều hơn, chính vì vậy, dư nợ dịch vụ - sinh hoạt tăng cao trong năm 2007.
Tình hình dư nợ trong những năm gần đây của Quỹ tín dụng đã có chuyển biến tích cực: cả dư nợ sản xuất nông nghiệp và dư nợ dịch vụ - sinh hoạt, nguyên nhân có sự tăng trưởng đó là do năm 2007 nhờ chính sách hợp lý của Quỹ tín dụng mở rộng thêm địa bàn hoạt động và các phòng giao dịch xuống tận địa phương và quảng cáo giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa “cùng đến cùng phát triển” với bà con nông dân đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cho bà con, thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
Đặc biệt là Quỹ tín dụng bắt đầu chú trọng cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt phục vụ nhu cầu của con người như kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí ( internet….), và khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng những tiện nghi trong gia đình (máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt..) cũng tăng lên. Góp phần làm cho bộ mặt ở nông thôn có những bước chuyển biến tích cực và ngày càng hoàn thiện hơn.
4.2.4.Phân tích tình hình nợ quá hạn. 4.2.4.1. Phân tích cơ cấu NQH.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một tổ chức tín dụng. Kết quả thu hồi nợ là yếu tố nói lên khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không. Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Quỹ tín dụng. Vì thế cán bộ tín dụng cần cho vay đúng đối tượng, giám sát người vay vốn có sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hay không.
hưởng khác nhau đối với Quỹ tín dụng, giả sử Quỹ tín dụng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng Quỹ tín dụng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi Quỹ tín dụng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng, tuy nhiên NQH vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.
Bảng 4.11: NQH của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 - 2007.
Đvt: Triệu đồng, %.
Khoản mục Năm thực hiện
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nợ quá hạn - Ngắn hạn 294 165 130 -129 -43,9 -35 -21,2 - Trung hạn - - - -