Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP ACB

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34)

Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.

Đặc biệt, năm 2013 dự báo sẽ khó khăn hơn các năm trước đó, xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn. Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững là xương sống cho chiến lược của ACB.

2.1.1.3. Kết quả kinh doanh tính đến hết quý I năm 2013 của ngân hàng TMCP ACB.( theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I 2013)

Theo báo cáo trên thì, tính đến hết quý I/2013, tổng tài sản của ACB đã giảm 397 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2012. Ngân hàng có gần 108.140 tỉ đồng tiền cho vay khách hàng, tăng 4,2% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 8%, lên 135.305 tỉ đồng.

Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 1.232 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái; các hoạt động khác như từ dịch vụ lãi thuần đạt 171 tỉ đồng, mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 30 tỉ đồng, giảm 82%. Báo cáo cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh vàng của ACB trong

quý I/2013 chỉ lỗ... 84 tỉ đồng, giảm hơn rất nhiều so với con số lỗ 600 tỉ đồng của quý 4/2012 và 1.800 tỉ đồng của cả năm 2012. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ACB đạt gần 597 tỉ đồng, giảm 51 % so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 307 tỷ đồng.

Trên thị trường liên ngân hàng, ACB cho biết có 15.580 tỉ đồng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, giảm 4.748 tỉ đồng so với đầu năm. Ngân hàng cũng có gần 2.021 tỉ đồng tiền cho vay các tổ chức tín dụng khác, tăng 363 tỷ đồng so với đầu năm. Về chất lượng nợ, theo thuyết minh báo cáo, ACB có 3.090 tỉ đồng nợ xấu trong quý 1 năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,88% trên tổng dư nợ. Trong phần giải trình kết quả kinh doanh quý I/2013, ACB cho biết: Lợi nhuận sau thuế quý I/2013 giảm hơn 530 tỉ đồng là do số dư nợ xấu tăng, làm cho thu nhập lãi thuần quý I/2013 giảm 379 tỉ đồng so với cùng kỳ 2012.

Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển của ACB là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

- Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa nhiều rủi ro.

- Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.

- Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin. Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng. Hai phòng: Quan hệ quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

SƠ ĐỒ 01: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Các hội đồng Văn phòng HĐQT Ban kiểm toán nội bộ Tổng giám đốc Hội đồng sáng lập Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối ngân quỹ Khối phát triển kinh doanh Khối điều hành giám sát Khối quản trị nguồn lực Khối công nghệ thông tin Phòng thẩm định tài sản Phòng đầu tư Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng

Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính

Đại hội đồng cổ đông

2.1.1.5. Vài nét về ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng Á Châu (ACB)- chi nhánh Hà Nội địa chỉ 184- 186 Bà Triệu Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được khai trương vào ngày 14/12/ 1993 thành lập mới từ những ngày ACB mới đi vào hoạt động, ACB chi nhánh Hà Nội luôn chứng tỏ khả năng hoạt động kinh doanh của mình, với các chỉ tiêu dư nợ, huy động chiếm 15% ACB. Nằm vị trí thuận lợi ở trung tâm thủ đô, dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, có nhiều thương nhân… luôn là nguồn khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tnh, trình độ chuyên môn cao, ACB chi nhánh Hà Nội luôn được khách hàng đánh giá là chi nhánh tốt nhất của ACB với thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chuyên nghiệp

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh tín dụng của ACB

Từ năm 2010 trở lại đây có nhiều biến động của kinh tế thế giới. khủng hoảng tài chính nợ công ở Hy Lạp năm 2011 đã có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác trên thế giới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của chậm lại. Xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản suất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể. Thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc…

Đối mặt với nhiều khó khăn, tình hình hoạt động kinh doanh của ACB năm 2012 không được tốt, được thể hiện qua các chỉ số tài chính tín dụng như sau:

BẢNG 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012 % so với kế hoạch Thực hiện 2011 %tăng trưởng so với 2011 LNTT 4.500 1.145 23,1% 4.174 Giảm Tổng TS 210.000 175.339 83,5% 278.855 Giảm Tổng DN 120.000 105.505 87,9% 92.357 14,2% Huy động KH 150.000 140.764 93,8% 184.472 Giảm Thu DV 1.800 2.161 120,5% 1.903 13,5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp ACB)

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh được thế hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 02: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỉ trọng % Tiền vay từ NHNN - 6.530 - -

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD

trong nước 36.799 34.782 13.769 9,7

Vốn nhận từ Chính phủ,các TCQT

và các TC khác 334 332 316 0,4

Tiền gửi của khách hàng 135.231 142.828 126.679 89,9

Tổng vốn huy động 172.364 184.472 140.764 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp ACB)

Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2012 nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đảm bảo mức ổn định phù hợp. Cuối năm 2012, tổng vốn huy động của ACB là 140.764 tỷ đồng, giảm 43.708 đồng so với cuối năm 2011. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 89,9% tổng vốn huy động của chi ACB. So với cuối 2011, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đã giảm đi khá lớn.

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.

Trong gần 20 năm hoạt động, trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng hoạt động dử dụng vốn của ACB vẫn gặt hái được rất nhiều thành công. Hoạt động sử dụng vốn của ACB thể hiện rõ nhất trong hoạt động cho vay của chi nhánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là dư nợ cho vay và chất lượng của các khoản cho vay. Chúng ta sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các bảng số liệu sau:

BẢNG 03: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY GIAIĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 82.832.700 92.357.978 105.505.333

(Nguồn: báo cáo tài chính tổng hợp ACB) - Năm 2010: tổng dư nợ cho vay là 88.832.700 triệu đồng

- Năm 2011: tổng dư nợ cho vay là 92.357.978trđ, tăng so với năm 2010 là 3.525.278 triệu đồng

- Năm 2012: tổng dư nợ cho vay là 105.505.333 triệu đồng, tăng so với 2011 là 13.147.355 triệu đồng.

Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy:

BẢNG 04: DƯ NỢ TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn 45.944.006 53.316.844 59.551.335

Trung dài hạn 36.888.694 39.041.134 45.953.998

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

- Năm 2010: dư nợ cho vay ngắn hạn là 45.944.006 triệu đồng, chiếm 55,5% tổng dư nợ.

- Năm 2011: dư nợ cho vay ngắn hạn là 53.316.844 triệu đồng, chiếm 57,7% tổng dư nợ.

- Năm 2012: dư nợ cho vay ngắn hạn là 59.551.335 triệu đồng chiếm 56,4% tổng dư nợ tăng 11,6% so với năm 2011.

Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ ngân hàng ngày càng chú trọng vào nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Còn dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần theo các năm. Nhưng nói chung, ta thấy tỷ lệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của ACB vẫn rất hợp lý và an toàn.

*Chất lượng các khoản vay:

BẢNG 05: CHẤT LƯỢNG KHOẢN VAY

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ CV 82.832.700 92.357.978 105.505.333

Nợ quá hạn 422.873 1.245.449 7.093.547

(nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất ACB)

- Năm 2010: nợ quá hạn là 422.873 đồng chiếm 0.51% tổng dư nợ

- Năm 2011: nợ quá hạn là 1.245.449 triệu đồng chiếm 1.34% tổng dư nợ - Năm 2012: nợ quá hạn là 7.093.543 triệu đồng chiếm 6.7% tổng dư nợ Ta thấy trong 3 năm,nền kinh tế luôn có sự biến động , cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngày một tăng cao. Đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến so với 2011, bởi 2012 là năm nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, khó thu hồi được các khoản nợ, ngân hàng phải thắt chặt cho vay. Chứng tỏ ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo.

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng, do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Người dân ngày càng chú ý hơn đến việc làm sao có một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ và hưởng thụ nhiều hơn trước đây. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ như ô tô hay các nhu cầu tiêu dùng cần lượng tiền lớn như mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng mạnh. Trong các gia đình, việc học tập của con cái cũng được chú tâm hơn. Do đời sống kinh tế khá giả, các gia đình đều muốn cho con cái của họ được hưởng nền giáo dục tốt hơn trong nước, do vậy nhu cầu du học cũng tăng mạnh. Mặt khác, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tài khoản tại ngân hàng, đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng.

Qua những đánh giá trên, ta thấy nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rất lớn mà quy mô cho vay tiêu dùng hiện nay của ngân hàng còn chưa đáp ứng hết. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách cụ thể để mở rộng loại hình cho vay đầy tiềm năng này.

2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB - chi nhánh Hà Nội.

2.2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB - Chi nhánh Hà Nội

Hiện nay, cho vay tiêu dùng tại ACB - chi nhánh Hà Nội đã có rất nhiều hình thức cho vay tiêu dùng, đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

a. Cho vay trả góp mua, xây dựng, sửa chữa nhà

Đối tượng cho vay là khách hàng có nhu cầu mua nhà và quyền sử dụng đất, mua căn hộ chung cư, xây dựng, sửa chữa nhà… thời hạn cho vay tối đa lên tới 10 năm, nhưng thông thường ngân hàng cho vay từ 3-5 năm.

Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải có thêm các điều kiện:

+ Tài sản dự kiến mua bằng tiền vay phải có đủ giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp

+ Chủ sở hữu tài sản cam kết kí bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản và đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật ngay sau khi chủ sở hữu tài sản nhận được giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp.

b. Cho vay trả góp mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Đây là một sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ô tô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.

Tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 80% giá trị xe mua, thời hạn trả góp dài đến 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt mà thời gian giải quyết hồ sơ chỉ trong 3 ngày làm việc.

Đối tượng cho vay là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân có quốc tịch Việt Nam, có thu nhập hàng tháng đủ trả nợ vay và có số tiền tự có tham gia tối thiểu là 20% giá trị xe .

c. Cho vay cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

Đây là một sản phẩm tín dụng đơn giản và ít rủi ro. Khách hàng phát sinh nhu cầu tiêu dùng, có sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB hay 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (NN&PTNT, Công thương, Ngoại thương, Đầu tư&phát

triển) phát hành, đều có thể sử dụng để cầm cố cho món vay của mình. Về số tiền vay, ACB cho vay tối đa là 100% giá trị sổ tiết kiệm tại ACB và 80% đối với sổ tiết kiệm tại ngân hàng khác.

d. Cho vay hỗ trợ du học

Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giải quyết nhanh chóng những bận tâm của khách hàng khi cho con em mình đi du học.

Sản phẩm này của ACB có rất nhiều tiện ích hấp dẫn, thời gian cho vay dài lên đến 10 năm, mức cho vay tối đa 100% chi phí du học của du học sinh, thủ tục đơn giản, tài sản đảm bảo linh hoạt với mức phí và lãi suất ưu đãi.

e. Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34)