Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 28)

CVTD là một phương thức hữu hiệu để giải quyết những nhu cầu cấp bách về vốn cho các cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thông qua nghiệp vụ CVTD sẽ giúp họ có khả năng mua sắm những hàng hóa

cần thiết có giá trị cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống khi họ chưa có đầy đủ khả năng thanh toán ở thời điểm hiện tại. Có một thực tế hiển nhiên là của cải con người được tích luỹ theo thời gian, do vậy người ta chỉ có thể mua sắm những vật dụng, phương tiện sinh hoạt có giá trị cao khi đã lớn tuổi. Tuy nhiên, tầng lớp thanh niên là những người có nhu cầu mua sắm cao nhưng chưa có tích luỹ nhiều. Do vậy CVTD là phương thức hữu hiệu để giải quyết vấn đề này, kết hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian. Và đặc biệt, vai trò của CVTD được thể hiện rõ nhất trong trường hợp cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Như vậy việc ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.

Kết luận chương 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu hiện tại là rất lớn. Về phía các NHTM, để giảm thiểu rủi ro, hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững, xu hướng mở rộng CVTD của các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng là một tất yếu khách quan.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

a. Lịch sử hình thành:

Cho đến nay, sau đúng 20 năm hoạt động, ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Ngân hàng thương mại Á Châu được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, sau đó do nhu cầu phát triển theo thời gian, ACB đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến ngày 31/12/2012 là gần 9.377 tỷ đồng, chỉ sau gần 20 năm đã tăng hơn 468 lần so với ngày thành lập.

b. Sự phát triển

Sau đúng 20 năm thành lập, ACB hiện nay là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành, nằm trong top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, một trong hai ngân hàng nhận giải thưởng Tin &

Dùng của người tiêu dùng do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn, là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Năm trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng. ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liền. Vào các năm 2010,2011,2012 liên tục được tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

 Các giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1993 - 1995:

Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản

phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 - 2000:

ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trinh đào tạo toàn diện kéo dài hai

năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đa nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu truc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản ly rủi ro.

Giai đoạn 2001 – 2005:

Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ky kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thanh cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa

công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tich hợp với nền công nghệ hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 đến 2010:

ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào thang 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chinh ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB

phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về sec du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toan thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tai cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống ban trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng

“Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009” do 6 tạp chí tại chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.Và trong năm 2010, Ngân hàng TMCP ACB cũng nhận được danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney bình chọn.

Giai đoạn từ 2010 đến nay: ACB liên tiếp nhận được cúp và bằng khen “ ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Euro Money bình chọn.

2.1.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP ACB

Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.

Đặc biệt, năm 2013 dự báo sẽ khó khăn hơn các năm trước đó, xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn. Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững là xương sống cho chiến lược của ACB.

2.1.1.3. Kết quả kinh doanh tính đến hết quý I năm 2013 của ngân hàng TMCP ACB.( theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I 2013)

Theo báo cáo trên thì, tính đến hết quý I/2013, tổng tài sản của ACB đã giảm 397 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2012. Ngân hàng có gần 108.140 tỉ đồng tiền cho vay khách hàng, tăng 4,2% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 8%, lên 135.305 tỉ đồng.

Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 1.232 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái; các hoạt động khác như từ dịch vụ lãi thuần đạt 171 tỉ đồng, mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 30 tỉ đồng, giảm 82%. Báo cáo cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh vàng của ACB trong

quý I/2013 chỉ lỗ... 84 tỉ đồng, giảm hơn rất nhiều so với con số lỗ 600 tỉ đồng của quý 4/2012 và 1.800 tỉ đồng của cả năm 2012. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ACB đạt gần 597 tỉ đồng, giảm 51 % so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 307 tỷ đồng.

Trên thị trường liên ngân hàng, ACB cho biết có 15.580 tỉ đồng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, giảm 4.748 tỉ đồng so với đầu năm. Ngân hàng cũng có gần 2.021 tỉ đồng tiền cho vay các tổ chức tín dụng khác, tăng 363 tỷ đồng so với đầu năm. Về chất lượng nợ, theo thuyết minh báo cáo, ACB có 3.090 tỉ đồng nợ xấu trong quý 1 năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,88% trên tổng dư nợ. Trong phần giải trình kết quả kinh doanh quý I/2013, ACB cho biết: Lợi nhuận sau thuế quý I/2013 giảm hơn 530 tỉ đồng là do số dư nợ xấu tăng, làm cho thu nhập lãi thuần quý I/2013 giảm 379 tỉ đồng so với cùng kỳ 2012.

Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển của ACB là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

- Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa nhiều rủi ro.

- Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.

- Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin. Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng. Hai phòng: Quan hệ quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

SƠ ĐỒ 01: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Các hội đồng Văn phòng HĐQT Ban kiểm toán nội bộ Tổng giám đốc Hội đồng sáng lập Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối ngân quỹ Khối phát triển kinh doanh Khối điều hành giám sát Khối quản trị nguồn lực Khối công nghệ thông tin Phòng thẩm định tài sản Phòng đầu tư Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng

Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính

Đại hội đồng cổ đông

2.1.1.5. Vài nét về ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng Á Châu (ACB)- chi nhánh Hà Nội địa chỉ 184- 186 Bà Triệu Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được khai trương vào ngày 14/12/ 1993 thành lập mới từ những ngày ACB mới đi vào hoạt động, ACB chi nhánh Hà Nội luôn chứng tỏ khả năng hoạt động kinh doanh của mình, với các chỉ tiêu dư nợ, huy động chiếm 15% ACB. Nằm vị trí thuận lợi ở trung tâm thủ đô, dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, có nhiều thương nhân… luôn là nguồn khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tnh, trình độ chuyên môn cao, ACB chi nhánh Hà Nội luôn được khách hàng đánh giá là chi nhánh tốt nhất của ACB với thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chuyên nghiệp

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh tín dụng của ACB

Từ năm 2010 trở lại đây có nhiều biến động của kinh tế thế giới. khủng hoảng tài chính nợ công ở Hy Lạp năm 2011 đã có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác trên thế giới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của chậm lại. Xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản suất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể. Thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc…

Đối mặt với nhiều khó khăn, tình hình hoạt động kinh doanh của ACB năm 2012 không được tốt, được thể hiện qua các chỉ số tài chính tín dụng như

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w