Phòng và kiểm soát bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc circovirus (PCV2) và ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh. (Trang 25)

- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

2.3.9. Phòng và kiểm soát bệnh

Vệ sinh phòng bệnh

PMWS được coi là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có vai trò của các yếu tố môi trường; ngoài ra còn phải kể đến vai trò của một số vi khuẩn và virus đồng nhiễm khác.

Việc bổ sung vitamin E và Se vào thức ăn giúp trang trại phòng PMWS có hiệu quả.

Cách phòng ngừa hợp lý và hữu hiệu nhất được khuyến cáo để phòng bệnh do PCV2 gây ra là:

- Hạn chế thăm viếng chuồng trại nhằm giảm thiểu nguy cơ làm lây lan bệnh cho đàn lợn.

- Có chương trình diệt trừ chuột, ruồi muỗi giúp hạn chế lây lan mần bệnh.

- Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng ra – cùng vào, chăn nuôi với mật độ hợp lý.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng. Phân, nước tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải được thu gom xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Kiểm soát tốt các nguồn vật liệu khi đưa vào trang trại.

- Tôn trọng quy tắc cách ly triệt để lợn mới mua về. Trong thời gian cách ly đảm bảo lợn không bị bệnh hoặc kết quả kiểm tra huyết thanh đảm bảo mới được phép nhập đàn.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển.

Phòng bệnh bằng vacxin

Hiện nay có vacxin vô hoạt phòng bệnh do PCV2 gây ra, dùng cho lợn nái và lợn hậu bị giúp giảm tỷ lệ mắc PMWS; lợn con bú sữa đầu có kháng thể thụ động giúp phòng bệnh. Tuy nhiên do đây là phương pháp miễn dịch thụ động, lợn con khi mới đẻ bú sữa đầu sẽ nhận kháng thể từ sữa mẹ nên cần chăm sóc thật tốt lợn trong quá trình sinh đẻ, cố định vú cho lợn con sau khi sinh, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

Tại Việt Nam, một số loại vacxin có thể sử dụng để phòng bệnh do Circovirus gây ra như vacxin Circovac (Merial) tiêm cho lợn nái liều lượng 2ml/con/lần, lịch trình như sau:

+ Lợn hậu bị: Tiêm 2 mũi, cách nhau 3-4 tuần, mũi thứ 2 ít nhất 2 tuần trước khi phối;

+ Lợn nái: Tiêm 2 mũi cách nhau 3-4 tuần, mũi thứ 2 chậm nhất 2 tuần trước khi đẻ.

+ Tiêm nhắc lại: Đối vời lứa tiếp theo, tiêm 1 mũi trước khi đẻ 2-4 tuần. Chú ý chỉ sử dụng vacxin trong vòng 3h sau khi pha.

- Vacxin Porcilis PCV (Intervet): Là vacxin được sản xuất theo công nghệ “vector” tiên tiến nhất nên chứa được kháng nguyên bảo hộ cao, đáp ứng miễn dịch tối đa. Vacxin dùng cho lợn khỏe mạnh từ 3 tuần tuổi trở đi (tiêm bắp với liều lượng 2ml/con, tiêm nhắc lại sau 3 tuần), có tác dụng giảm tỷ lệ chết, phòng Circovirus lưu hành trong máu và ngăn chặn bài xuất virus ra ngoài môi trường.

Kiểm soát bệnh

Hiện nay, các vấn đề trong chăn nuôi không chỉ là quản lý trại, nâng cao hiệu quả sảm xuất mà còn làm như thế nào kiểm soát dịch bệnh. Chúng ta trước đây và ngay cả bây giờ thường quan tâm đến việc điều trị hơn là vấn đề phòng dịch. Ai cũng biết vấn đề phòng dịch cho trại chăn nuôi rất quan trọng.

Có 4 nguyên tắc cơ bản trong phòng chống dịch bệnh: +Hạn chế tiếp xúc tối đa với lợn:

Mặc dù có trường hợp dịch bệnh lây vào trại là do các động vật hoang dã, côn trùng, gió,... nhưng đa số nguyên nhân là do con người, xe cộ, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh gây ra. Chính vì vậy, trại chăn nuôi lợn phải xây dựng các biện pháp cách ly hiệu quả, khống chế cửu ra vào, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với lợn.

+ Rà soát lại các nguyên nhân gây stress:

Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta biết như nuôi mật độ cao, lợn bị lạnh còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát, rà soát để tìm biện pháp sao cho lợn giảm được các nguyên nhân gây stress.

+ Vệ sinh, sát trùng các thiết bị, dụng cụ:

Mỗi ngày phải kiểm tra xem dụng cụ có được sát trùng đạt yêu cầu hay không. Cần chọn lựa thuốc sát trùng theo đúng nồng độ và mục đích. Phải nắm rõ nồng độ, thời gian tác dụng của thuốc để sử dụng đạt tiêu hiệu quả cao nhất. Phải nắm rõ nồng độ, thời gian tác dụng của thuốc để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên, theo chu kỳ sảm xuất của trại và đúng kỹ thuật. Trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như trang trại gần đó có lợn mắc dịch bệnh tiêu chảy, cần phải vệ sinh sát trùng cẩn thận hơn và thường xuyên hơn cả bên trong và bên ngoài trại. Cuối cùng là, tất cả mọi người trong trại phải có ý thức tốt trong vệ sinh phòng chống dịch.

+ Tầm quan trọng của dinh dưỡng:

Phải cho đủ tất cả lợn con bú được sữa đầu (colostrum); vì sữa đầu chỉ được sản sinh trong khoảng 24h giờ đầu sau khi nái sinh con và lợn con cũng chỉ có khả năng hấp thu sữa đầu tốt nhất trong 24h giờ đầu. Sữa non (hay sữa đầu) thường đậm đặc hơn sữa thường, có chứa nhiều sinh tố A, nhiều protein mà đặc

biệt là gamma globulin (kháng thể) của nái mẹ để truyền cho lợn con, giúp lợn con kháng bệnh trong thời kỳ bú mẹ. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần tiếp tục bổ sung trong cám các nguyên tố vi lượng, khoáng chất, chất chống oxy hóa với liều phù hợp cho từng lứa tuổi của lợn.

Điều trị:

Vì là bệnh do virus nên không có thuốc điều trị. Ferreira và cộng sự (2001) đã thử nghiệm dùng kháng huyết thanh để điều trị nhưng hiệu quả rất khác nhau.

Khi lợn đã phát sinh trên một nhóm lợn thì điều trị thường không có hiệu quả cao.

Lợn khoảng 15 -40 kg điều trị với Chlotetracycline trộn vào thức ăn có thể giảm sự phát triển của hội chứng, do có liên quan tới sự suy yếu của các vi khuẩn kế phát gây bệnh.

PHẦN III

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc circovirus (PCV2) và ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w