Với đặc điểm tổ chức SXKD bộ máy kế toán của Công ty Dược - TBYT Hà Tĩnh được tổ chức theo từng tuyến.
Gồm 5 nhân viên kế toán và một kế toán trưởng đồng thời có 9 nhân viên kế toán tại 9 hiệu thuốc (huyện, thị xã) hạch toán báo sổ, đây là hình thức kế toán tập trung và bán tập trung.
Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại Phòng Tài chính - Kế toán. Hình thức này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Kế toán trưởng cũng là sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để áp dụng được chức năng và nhiệm vụ trên, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
CQ44/21.03
*Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Dược - thiết bị y tế Hà Tĩnh như sau:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Hà Tĩnh. Kế toán trưởng Kế toán vốn = tiền và thanh toán với người bán Kế toán chi phí NVL và TSCĐ Kế toán tiền lương, thanh toán với người mua Kế toán thanh toán nội bộ và theo dõi kho
hàng hoá Kế toán tổng hợp, chi phí và tính giá thành SP Thủ quỹ
CQ44/21.03 Kế toán tại 9 hiệu thuốc (hạch toán báo sổ)
*Chức năng nhiệm vụ của các kế toán phần hành:
- Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ hệ thống kế toán Công ty, chỉ đạo phối hợp thống nhất trong Phòng Tài chính kế toán, làm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao.
- Kế toán tổng hợp và tính giá thành sản phẩm: Chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tính giá thành sản phẩm kiểm tra các số liệu ở các sổ chi tiết và các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái lên bảng cân đối kế toán lập báo cáo tài chính định kỳ quý, năm; phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ.
- Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán với người bán: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và pháp luật về việc thanh toán trong phạm vi phần hành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện theo dõi thu chi tiền mặt, TGNH, thanh toán với người bán.
- Kế toán thanh toán nội bộ, theo dõi thanh toán với các hiệu thuốc huyện, chịu trách nhiệm theo dõi nhập, xuất kho hàng hoá, theo dõi doanh thu bán hàng, thanh toán nội bộ, mậu dịch viên Công ty, thực hiện trên tài khoản 511.
CQ44/21.03
- Kế toán tiền lương và thanh toán phải thu của khách hàng, tính toán và thanh toán tiền lương sản phẩm, lương thời gian cho cán bộ công nhân viên; thanh toán và thanh lý hợp đồng với người mua hàng của Công ty.
- Kế toán theo dõi nguyên vật liệu và TSCĐ.
Giám sát, theo dõi, quản lý tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong kỳ, quý, năm của Công ty, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, lập kế hoạch trích nộp khấu hao TSCĐ.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, tiến hành thu chi tiền mặt trên cơ sở các thẻ thu chi, bảng cân đối rút ra số dư tiền mặt tồn đọng tại quỹ.
2.1.5.2 Áp dụng chế độ kế toán.
Công ty vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Kỳ hạch toán doanh nghiệp hạch toán theo tháng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên)
- Phương pháp tính giá trị vốn xuất kho (doanh nghiệp dùng phương pháp nhập trước xuất trước)
- Phương pháp nộp thuế GTGT (doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
* Vận dụng chế độ chứng từ và tài khoản kế toán:
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh cụ thể hiện nay Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trừ các tài khoản sau:
TK 113: Tiền đang chuyển
TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
CQ44/21.03
TK 136: Phải thu nội bộ
TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế
TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 161: Chi sự nghiệp
TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính TK 217: Bất động sản đầu tư
TK 228: Đầu tư dài hạn khác
TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
TK 336: Phải trả nội bộ
TK 344: Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn TK 461: Nguồn kinh phí sự nghiệp
TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TK 611: Mua hàng
TL 623: Chi phí sử dụng máy thi công TK 631: Giá thành sản xuất
* Vận dụng chế độ sổ kế toán:
Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Hà Tĩnh tổ chức sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
Trình tự ghi chép được khái quát theo sơ đồ sau:
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Dậu 52
Sổ quỹ tiền mặt Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
CQ44/21.03
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu
Hàng ngày, từ chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu và ngày tháng. Sau đó từ chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái tài khoản liên quan.
Hàng ngày, cũng từ chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ chi tiết. Cuối tháng cộng sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ cộng sổ cái đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết. Lấy số liệu lập bảng cân đối số phát sinh. Số tổng cộng trên bảng cân đối số phát sinh được đối chiếu với số tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối kỳ, kế toán lấy số liệu từ sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh để lập các báo cáo tài chính.
Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Hà Tĩnh sử dụng các loại sổ sau:
* Sổ chi tiết:
CQ44/21.03
- Sổ tổng hợp nhập xuất tồn kho TK : 152,153,155,
- Sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản : 131,331,338,138,141...
- Sổ chi tiết theo dõi các tài khoản : 111,112,131,138,141,152,153 , 331,155,5112,338,...
- Sổ chi tiết bán hàng
* Sổ tổng hợp:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái các tài khoản sử dụng
* Vận dụng chế độ báo cáo kế toán:
Hàng quý Công ty thực hiện lập các báo cáo tài chính sau đây: - Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra Công ty còn sử dùng một số loại báo cáo quản trị như: Bảng tổng hợp chi tiết nhập, xuất tồn…
* Vận dụng phần mềm kế toán:
Hiện nay, công ty vẫn thực hiện kế toán các phần hành theo phương pháp thủ công, do công ty chưa tìm được phần mềm kế toán thật sự thích hợp cho công tác kế toán tại công ty.
2.2 Đặc điẻm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh
2.2.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết
CQ44/21.03
Chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất của Công ty. Chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất khác nhau. Khi phát sinh chi phí trước hết được biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành khi xác định giá thành sản phẩm.
- Các yếu tố chi phí bao gồm:
+) Chi phí NVL: Là chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì ... sử dụng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
+) Chi phí nhân công: Là chi phí về tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp của công nhân sản xuất.
+) Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất.
+) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí mua ngoài phục vụ cho sản xuất như tiền điện, nước, tiền bưu phí ...
+) Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố trên.
* Phân loại chi phí sản xuất:
- Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp theo yếu tố được phân theo các khoản mục, giá thành là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như: Vitamin, bột Paracetamol, Diclofeat, bột Tlac... vật liệu phụ như: bột tan, bột sắn, các tá dược,... bao bì trực tiếp dùng để sản xuất ra sản phẩm.
+) Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân sản xuất.
CQ44/21.03
+) Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Ở Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng sản phẩm còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp theo toàn bộ các phân xưởng nên cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty rất coi trọng đến công tác quản lý chi phí. Với bề dày kinh nghiệm thực tế về chi phí sản xuất của mình và căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này NLVL nào nhập trước sẽ được sử dụng đơn giá làm đơn giá xuất trước. Xuất hết số hàng nhập trước rồi mới đến số hàng nhập sau, do đó giá trị hàng tồn kho cuối kì sẽ được xác định căn cứ vào đơn giá của nhũng lần nhập sau cùng.
Về khoản mục chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty đã xây dựng được đơn giá lương sản phẩm, các chi phí khác cũng được quản lý một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Việc quản lý chi phí sản xuất như vậy giúp cho Công ty hạn chế được những lãng phí không cần thiết về chi phí sản xuất đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn công ty. Điều đó giúp cho công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty ngày càng có hiệu quả, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty.
2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế là đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh, mặt hàng sản xuất phong phú, đa dạng, sản xuất mang tính hàng loạt,
CQ44/21.03
quy mô nhỏ, dây chuyền sản xuất khép kín, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn. Do đó để hợp lý hoá trong công tác quản lý Công ty đã tổ chức các phân xưởng, tổ sản xuất theo dây chuyền khép kín.
Sản phẩm sản xuất trong Công ty đa dạng, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất nhiều mặt hàng, việc xác định chi phí sản xuất là rất phức tạp. Từ đó, đối
tượng để tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn doanh nghiệp, phương
pháp hạch toán chi phí được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất được được tập hợp toàn doanh nghiệp rồi cuối kỳ tiến hành phân bổ để xác định giá thành từng loại sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.2.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất.
Thực hiện theo 3 bước:
-Bước 1: Tập hợp Chi phí sản xuất cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng chi phí.
-Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
-Bước 3: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính ra tổng giá thành sản phẩm từng mặt hàng.
2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phầnDược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh. Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh.
Do chi phí sản xuất trong Công ty gồm nhiều loại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hết sức đa dạng về mặt hàng, sử dụng hàng trăm nguyên vật liệu chính phụ khác nhau, mỗi loại lại có công dụng riêng trong từng quy trình sản xuất cũng như trong từng phân xưởng nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
CQ44/21.03
lý chi phí theo khoản mục và theo địa điểm phát sinh, chi phí sản xuất. Trong điều kiện như vậy, do hạn chế về mặt thời gian nên em chỉ tìm hiểu và minh họa với một số chứng từ và sổ. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được chia thành các khoản mục sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. -Chi phí nhân công.
-Chi phí sản xuất chung,
2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính: bao gồm những nguyên vật liệu để cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như: Vitamin, bột Paracetamol, Diclofeat, bột Tlac... Chi phí của nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm(60-70%).
+ Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, kết hợp với nguyên vật liệu chính để tạo nên hình dáng mẫu mã hoặc cho sản phẩm tiến hành thuận lợi. Vật liệu phụ bao gồm nhiều loại chiếm từ 5%-7% trong cơ cấu giá thành sản phẩm như: bột tan, các tá dược, túi nilon,...
+ Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải: xăng, dầu,...
+ Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ như: khóa, đinh, ốc, vít, lò xo,... - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp ghi chép và hạch toán vào bên nợ TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối tháng kế
CQ44/21.03
toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đã được tập hợp vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu đã xây dựng hệ thống định mức vật tư đối với