Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh (Trang 33)

Ztp = Dđkn + ZNn-1 chuyển sang + Cn - Dckn

Chi phí giai đọan trước kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tự từng khoản mục, hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để phục vụ lập báo cáo sản xuất người ta thực hiện kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để quản lý, phân tích chi phí người ta thường thực hiện kết chuyển từng khoản mục chi phí. Vì vậy phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí..

1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thànhphẩm phẩm

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn. Nhưng, để sản xuất sản phẩm ở từng giai đoạn cuối cùng trong giá thành của thành phẩm sẽ chứa đựng chi phí sản xuất của tất cả các giai đoạn trong doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp này, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm.

Chi phí sx gđ i Cpsx dở đk+ Cpsx trong kỳ- CPsx dở ck

trong thành phẩm x Thành phẩm Sp hoàn thành gđ cuối + Sp dở dang ckỳ gđ 1

Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác,nhưng do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có được số liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho.

Điều kiện áp dụng: sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng.

CQ44/21.03

1.6 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán

Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

CQ44/21.03

1.6.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau : Bước chuẩn bị

- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,... - Phần mềm kế toán sử dụng.

Dữ liệu đầu vào

- CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. - Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao.

CQ44/21.03

Máy tính xử lý

Thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra

Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,...

1.6.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Những công việc mà người sử dụng cần nắm vững khi làm kế toán máy là: 1. Cài đặt và khởi động chương trình

2. Xử lý nghiệp vụ 3. Nhập dữ liệu:

- Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần); - Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. 4. Xử lý dữ liệu

5. Xem/in sổ sách báo cáo.

1.6.3.1 Kế toán chi phí sản xuất

a. Xử lý nghiệp vụ

Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu 1 chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô càn thiết ngầm định sẵn.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản.

Kế toán chi phí nhân công: phần mềm thường cho phép người dùng tạo ra bảng lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động.

CQ44/21.03

Kế toán chi phí sản xuất chung: tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.

b. Nhập dữ liệu

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng qui mô thêm vào danh mục.

- Kế toán chi phí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương chỉ cần nhập một số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản, máy sẽ tự tính.

- Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các chuyên mục. Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.

c. Xử lý và in sổ sách, báo cáo

1.6.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ

Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế 1 chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154, nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng.

Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chi ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp.

1.6.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm

Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình.

Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.

CQ44/21.03

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH.

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần dược và thiết bị y tế Hà Tĩnh:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1965 và được thành lập tại Quyết định số 322 QĐ/UB ngày 23/3/1993 của UBND tỉnh Hà Tĩnh theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với tổng số vốn kinh doanh theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước là 271.000.000 đồng, trong đó nguồn vốn cố định thuộc Ngân sách Nhà nước là 210.000.000 đồng, vốn lưu động thuộc nguồn vốn tự bổ sung là 61.000.000 đồng; Giấy phép đăng ký kinh doanh số 106862 do trọng tài kinh tế nhà nước tỉnh cấp ngày 22/4/1993.

CQ44/21.03

Thi hành Quyết định số 445 QĐ/UB ngày 05/4/1993 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị được sáp nhập với Xí nghiệp Dược huyện thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hà Tĩnh.

Năm 1994, thực hiện Quyết định 90/TTg ngày 07/3/1994, chỉ thị 500/TTg ngày 25/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp Liên hợp Dược Hà Tĩnh được sát nhập với Công ty Vật tư thiết bị y tế Hà Tĩnh (tại Quyết định 1378 QĐ/UB ngày 28/9/1996 của UBND tỉnh Hà Tĩnh) thành Công ty Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh và vật tư y tế.

Từ một đơn vị kinh tế sau khi chia tách tỉnh có qui mô nhỏ bé, nguồn vốn kinh doanh ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, hoạt động sản xuất kinh doanh qua nhiều năm manh mún, thua lỗ. Sau nhiều lần được UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức sắp xếp lại, qui mô của Doanh nghiệp ngày càng được nâng lên cả về mặt nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, mạng lưới hoạt động SXKD. Thực hiện lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, năm 2004 đơn vị đã chuyển hình thức hoạt động kinh doanh từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 500/TTg ngày 27/10/2004 với vốn điều lệ 5,5 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức cổ phần từ ngày 01/01/2005 với ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc, hoá chất, dược liệu, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ Y tế, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng chất tẩy rửa dùng cho người, tư vấn thuốc và sức khoẻ, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Với chức năng và nhiệm vụ như vậy Công ty đã bố trí và sử dụng số lượng lao động 310, trong đó có 52 kỹ sư, trung cấp các ngành có 150 người, còn lại là sơ cấp và lao động thủ công. Cũng trong giai đoạn này Công ty đã vay vốn dài hạn của

CQ44/21.03

quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng, dây chuyền đã và đang từng bước hoàn thiện và đi vào hoạt động, dự kiến cuối năm 2010 sẽ chính thức tung ra thị trường nhiều sản phẩm để nâng cao thương hiệu cho Công ty nhằm tăng năng suất lao động cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Trên bước đường xây dựng và trưởng thành Công ty đã thực sự vươn lên và nhận được nhiều bằng khen, giấy khen… Tại tỉnh nhà, thuốc chữa bệnh của Công ty chiếm thị phần đáng kể, mức tăng trưởng hàng năm tăng lên rõ rệt, là một trong những đơn vị được UBND tỉnh đánh giá là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, uy tín trong tỉnh. Địa chỉ: 167 - Đường Hà Huy Tập – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất:

Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh không ngừng phấn đấu vươn lên để khẳng định sự tồn tại của mình trên thương trường, có thể chứng minh điều đó qua bảng số liệu sau:

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của công ty:

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 So sánh

1. Tổng vốn sản xuất kinh doanh 85.053.079 76.761.794 8.291.285

+ Vốn điều lệ 8.000.000 7.800.000 200.000

+ Vốn vay 77.053.079 68.961.794 8.091.285

2. Tổng doanh thu 154.041.32

0

123.568.508 30.472.812

3. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.828.963 2.668.712 614.251

4. Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

957.241 667.178 290.063

CQ44/21.03

6. Thu nhập bình quân 1 công nhân viên 1 tháng

2.515 2.01 505

Đơn vị tính: 1000đ (Số liệu trích từ Báo cáo tài chính năm 2008, 2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng vốn sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Dược - TBYT Hà Tĩnh năm 2009 so với năm 2008 đã tăng 8.291.285.000đ, trong đó vốn điều lệ tăng 200.000.000đ và vốn vay tăng 8.091.285.000đ. Điều đó cho thấy rằng so với năm 2008 năm 2009 doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 cũng tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó, tổng số cán bộ công nhân viên đã giảm 11 người và thu nhập bình quân 1 công nhân viên/ 1 tháng tăng 505.000 so với năm 2008, đời sống của cán bộ công nhân viên dã dược nâng cao. Qua đó phản ánh được rằng năm 2009 công ty đã tăng được mức sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn năm 2008.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Hà Tĩnh chuyên sản xuất kinh doanh, phân phối các loại thuốc tân dược, các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, đồng thời có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp thành phẩm, nguyên liệu dược phẩm và thiết bị y tế...

Sản phẩm của Công ty không những phân phối rộng khắp ở thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Nga, Ucraina, Lào...Mục tiêu chính của Công ty là cung cấp các dược phẩm chất lượng cao phục vụ sức khoẻ người tiêu dùng. Kết hợp các nguồn nguyên liệu, dược liệu quý của Việt Nam với công nghệ sản xuất hiện đại, Công ty đã đầu tư nhân lực và thời gian để nghiên cứu phát triển sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu điều trị của nhân dân với giá cả hợp lý nhất.

CQ44/21.03

Qua quá trình lịch sử và thực tế đã chứng minh mảnh đất Hà Tĩnh là vùng đất có nguồn nguyên dược liệu quý hiếm, nơi đây Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gây dựng sự nghiệp và trở thành người thầy thuốc vĩ đại cứu chữa bệnh cho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w