6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Tăng cường kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay
vốn vay có một vị trí sống còn đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ
của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây chính là những khâu yếu nhất của quy trình cho vay. Đa số chỉ kiểm tra tại văn phòng và chứng từ giấy tờ, chưa chịu khó đi kiểm tra thực tế tại các kho bãi, nhà máy, công trình của DN nên đã phát sinh nhiều rủi ro tín dụng.
Để khắc phục, VCB cần chấn chỉnh công tác kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự
án đầu tư, quy trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của DN và các hóa đơn mua bán hàng hoá để xem lại việc phát tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý. Sau khi hoàn thành dự án, phương án vay, CBTD bám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, nguồn tiền về, thu nhập của người vay đểđôn đốc thu hồi nợ đến hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn thì CBTD phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, đưa ra phương án gia hạn, thu hồi nợ và phải theo sát món vay nhằm thu hồi nợ đúng thời gian khách hàng đã cam kết. Việc kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng: đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận; cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt; phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.