Gắn kết các công cụ phái sinh với cho vay ngoại tệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Gắn kết các công cụ phái sinh với cho vay ngoại tệ

Trước những diễn biến vừa qua, cả NH và DN hoạt động trong lĩnh vực XNK, có nhu cầu vay - trả nợ bằng ngoại tệ bắt đầu quan tâm trên các công cụ

phái sinh để hạn chế rủi ro do sự biến động của tỷ giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về quy định của pháp luật đã có quy định cho phép thực hiện các công cụ phòng chóng rủi ro như swap và forward. Nhưng do tại VN nói chung, địa bàn tỉnh nói riêng cầu về các công cụ phòng chống rủi ro chưa phát sinh nhiều nên VCB QN cũng chưa quan tâm phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh hiện nay, môi trường kinh doanh khá phức tạp, VCB QN cần đưa ra sản phẩm cho vay ngoại tệ kết hợp sử dụng các công cụ phái sinh, mà cụ thể

là hợp đồng kỳ hạn (forward) vì hợp đồng kỳ hạn đơn giản, dễ hiểu, khách hàng dễ tiếp cận, thị trường giao dịch hợp đồng kỳ hạn cũng đã phát triển hơn so với các công cụ phái sinh khác, đặc biệt là hợp đồng quyền chọn (option).

Trong hoạt động cho vay ngoại tệ, đặc biệt đối với các DN có đầu vào chủ yếu là NK nhưng doanh số XK thấp hoặc thị trường tiêu thụ hoàn toàn nội địa thì sẽ phù hợp khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ vì ngay thời

điểm vay DN đã xác định được số tiền nội tệ bỏ ra để mua ngoại tệ trả nợ cho Ngân hàng. Từ đó, đưa các chi phí phát sinh liên quan đến hợp đồng kỳ hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh, DN cũng tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không lo lắng về sự biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 76)