PHẦN 6 PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ PVD.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÔNG TY mẫu PVD (Trang 48)

II. Phân tích dòng tiề n:

4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

PHẦN 6 PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ PVD.

DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ PVD.

Mặc dù cả OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cùng dự đoán rằng, nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ hạ xuống trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, ngành dầu khí Việt Nam vẫn rất tiềm năng và có nhiều triển vọng tích cực. Năm 2008, Việt Nam trở thành nước nhập siêu xăng dầu với giá trị nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu là 13 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 10,4 tỷ USD. Nhu cầu trong nước cho các sản phẩm dầu thành phẩm được dự đoán sẽ tăng 8%/năm trong giai đoạn 2008 - 2010, trong khi khai thác và sản xuất dầu thô 10 năm qua chỉ tăng trưởng với mức tăng kép bình quân hàng năm (CAGR) là 4%. Việt Nam sẽ cần ít nhất là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm để cung cấp cho Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên đi vào hoạt động từ năm 2009 và mở hết công suất trong năm 2010. Nhu cầu dầu thô sẽ còn tăng thêm 18,4 triệu tấn/năm khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy Lọc dầu số 3 Long Sơn lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2013 và 2014. Do vậy, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu thêm dầu thô trong thời gian tới. Ngoài việc Việt Nam là một trong những nước mới nổi thuộc khu vực có tốc độ tăng trưởng dương, nhu cầu ngày càng tăng về dầu khí của Việt Nam trong tương lai là chất xúc tác quan trọng cho sự phát triển của ngành này. Do đó chúng ta tin rằng Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) là một đại diện tiêu biểu trong ngành dầu khí Việt Nam.

Đến nay trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, ngành dầu khí thành một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng hàng đầu, đã đóng góp to lớn vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở những cuối của thế kỷ trước, và đã trở thành đầu tàu kinh tế, một động lực thúc đẩy tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với NQ-15 của Bộ Chính trị về dầu khí và Kết luận số 41 của Bộ Chính trị ngày 19/01/2006, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, với mục tiêu: Phát triển ngành Dầu Khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Bên cạnh hoạt động khai thác với 11 mỏ trong nước: mỏ Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Rạng Đông, Sư tử đen, Đại Hùng, Cá Ngư Vàng, PM3-CAA, 46 Cá Nước, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Ruby, Tiền Hải và 1 mỏ PM 304 – Malaysia, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã bước đầu xác định được trữ lượng tiềm năng có thể thu

hồi của Việt Nam ước đạt 4,0 đến 4,6 tỉ m3 quy dầu, có khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước trong tương lai. Ngoài ra, Chính phủ còn triển khai Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dầu khí giai đoạn 2006 - 2015 định hướng đến năm 2025 phải chú trọng đến vấn đề môi trường, tiết kiệm và an ninh năng lượng; nên có định hướng rõ ràng của ngành, riêng đối với dầu khí, cần phải tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết, cẩn trọng, kiểm soát chặt chẽ từng dự án và tính toán kỹ đến cơ cấu sử dụng năng lượng trong tương lai. Đề án Quy hoạch đã tập trung phân tích rõ hiện trạng ngành Dầu khí Việt Nam trong đó có cung cầu, tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; tổng quan năng lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trong giai đoạn quy hoạch; nhu cầu vốn đầu tư; quy hoạch phát triển ngành trong giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2025 và các giải pháp thực hiện Quy hoạch. Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng rất nhanh với mức trung bình 8 - 10%/năm (giai đoạn 2006 - 2010). Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong thời gian tới cần được đẩy mạnh; tăng cường hợp tác đầu tư tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở nước ngoài trên cơ sở định hướng lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí. Đại diện các Bộ, ngành đều cho rằng, Dầu khí là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, vì vậy Đề án Quy hoạch ngành cần đánh giá và phân tích rõ hơn về hiện trạng của ngành; khả năng phát triển, khai thác đặc biệt đối với phần tiềm năng; bổ sung và cập nhật những số liệu mới nhất.

II.Dự phóng các báo cáo tài chính: 1.Dự phóng bảng báo cáo thu nhập:

Sau khi được miễn thuế trong năm 2008, thuế suất của PVD trong năm 2009 là 12,5% (tức là chỉ được giảm 50%) và do đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng của PVD. Bên cạnh đó trong quý 3 năm 2009, công ty còn phải chịu một khoản truy thu thuế 42,6 tỷ đồng từ hoạt động của công ty con trong năm 2007 và 2008. Do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng của PVD trong 9 tháng đầu năm 2009 chỉ còn 27%, thấp hơn mức 28,6% của cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý 3 năm 2009 của công ty PVD chỉ đạt 207,4 tỷ đồng, giảm 17,5%. Do đó, trong 3 quý đầu năm 2009, lợi nhuận sau thuế của PVD đạt 761,5 tỷ đồng chỉ tăng 1,6%.

Hoạt động của 2 giàn khoan mới là PV – Drilling II và PV – Drilling III sẽ bù đắp cho sự sụt giảm của giá cho thuê giàn và đẩy doanh thu tăng mạnh. Từ quý 4 năm 2009 với việc đưa thêm 2 giàn khoan mới này vào hoạt động, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ mảng dịch vụ khoan trong tổng doanh thu dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên kể từ cuối năm 2009.

Mặc dù giá dầu đã tăng từ 35 USD/thùng (giữa quý I năm 2009) lên 80 USD/thùng nhưng giá cho thuê giàn khoan trên thế giới vẫn duy trì ở mức thấp, giảm 40% so với năm 2008 do độ trễ của giá cho thuê giàn so với giá dầu. Do đó, giá cho thuê hai giàn khoan PV - Drilling I (cho công ty Dầu Phú Quý thuê) và PV – Drilling II (cho công ty Dầu khí Bạch Đằng thuê từ giữa tháng 10/2009) đều được ký ở mức 150.000 USD/ngày, thấp hơn nhiều so với mức 215.000 USD/ngày trong hợp đồng trước đó của PV- Drilling I với Vietgasprom. PV - Drilling II sẽ được Vietsopetro thuê với mức giá thấp hơn một chút, 140.000 USD/ngày từ tháng 12/2009. Nhờ đóng góp của PVD II và PVD III, chúng tôi dự kiến doanh thu của quý 4 năm 2009 của PVD sẽ đạt 1.298 tỷ, tức tăng 23% so với quý 3 năm 2009. Doanh thu cả năm 2009 của PVD sẽ đạt 4.159 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2008.

Do giá cho thuê giàn bình quân của PVD trong quý 4 năm 2009 chỉ vào khoảng 148.500 USD/ngày, giảm 27,7% so với 9 tháng đầu năm 2009, tỷ suất lợi nhuận gộp của PVD chỉ còn 29,9% so với mức 34,3% trong 9 tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của PVD trong quý 4 năm 2009 này sẽ đạt 239 tỷ. Do đó, lợi nhuận sau thuế năm 2009 của PVD sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2008. Dưới đây là bảng dự phóng báo cáo thu nhập của công ty PVD trong thời gian tới.

Trong đó:

Doanh thu = 4.158.960 = 3.728.746 x 1,115

Lợi nhuận gộp = 1.370.711 = 1.208.395 x 1,134

Giá vốn hàng bán = doanh thu – lợi nhuận gộp=4.158.960 - 1370711 = 2.788.249

Lãi vay = nợ trả lãi đầu kỳ x chỉ tiêu lãi vay =70.212

Thu nhập trước thuế = lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng, chi phí quản lý – khấu hao- lãi vay=1.208.068

Thuế = thu nhập trước thuế x thuế suất + nộp truy thu thuế của năn 2007 và 2008 = 1.208.068 x 12,55% + 42021 =193.634

Do đó thu nhập của năm 2009 ước tính là

Lợi nhuận ròng = thu nhập trước thuế - thuế = 1.208.068 - 193.634 =

1.014.434

Khả năng thanh toán 2008 2009 (Dự báo đầu năm ) Tỷ số thanh toán hiện thời 0.53 0.53

Tỷ số thanh toán tức thì 0.48 (0.21) 0.48 (0.21) Kỳ thu tiền bình quân 101.25 101.25 Số ngày tồn kho bình quân 15.72 15.72 Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ

Tổng nợ trên vốn cổ phần 2.82 2.82 Nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0.99 0.99 Khả năng thanh toán lãi vay 5.05 5.05

Hiệu suất sử dụng tài sản

Vòng quay tiền mặt 6.16 6.16 Vòng quay các khoản phải thu 3.56 3.56 Vòng quay vốn luân chuyển -8.88 -8.88

Vòng quay tài sản cố định 0.85 0.85 Vòng quay tổng tài sản 0.58 0.58

Dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÔNG TY mẫu PVD (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w