PHẦN 4 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÔNG TY mẫu PVD (Trang 34)

II. Phân tích dòng tiề n:

1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

PHẦN 4 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ.

Để đi vào phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của PVD ta hãy xem xét các nhóm tỷ số tài chính qua các năm :

Nhóm tỷ số hoạt động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vòng quay Tổng tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản 18% 21% 14% Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu / Tài sản

ngắn hạn 45% 58% 50%

Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu / VCP 45% 52% 47% Vòng quay Hàng tồn kho = Doanh thu / Hàng tồn

kho 0% 0% 0%

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 12% 21% 25% Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 9% 21% 25% Qua bảng các số hoạt động trên qua 3 năm 2006 , 2007 và 2008 ta thấy tình hình hoạt động của công ty đã thay đổi theo chiều hướng thuận lợi từ năm 2006 sang 2007 đến năm 2008 thì các tỷ số này hầu như có phần giảm so với năm 2007 trừ hai

tỷ số là : Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần là tăng do tình hình hoạt động kinh daonh khả quan.

Nguyên nhân của sự sụt giảm ở các tỷ số đề cập ở trên là do giữa năm 2007 và 2008 thì doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 khoảng 38% ( 3720 tỉ đồng so với 2739 tỉ đồng ) trong khi đó thì tổng tài sản lại gia tăng đáng kể gần gấp 2 lần (8675 tỷ đồng so với 4330 tỷ đồng ), trong đó thì các khoản mục như tài sản ngắn hạn năm 2008 cũng gia tăng khoảng 24% so với năm 2007 , vốn cổ phần trong năm 2008 cũng gia tăng khoảng 14% so với năm 2007. Lý do của sự gia tăng ở các khoản mục này ở năm 2008 là do PVD huy động thêm vốn cổ phần và nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho việc xây dựng giàn khoan mới là PVD-3.

Còn ở khoản mục vòng quay hàng tồn kho đều là 0 qua các năm là một điều dễ hiểu vì PVD có ngành nghề chính là dịch vụ khoan dầu khí cho nên việc hàng tồn kho bằng 0 là tất nhiên .

Tiếp theo là nhóm các tỷ số sinh lợi, trong đó ta sẽ xem xét hai tỷ số là ROA và ROE. Các tỷ số sinh lợi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

(ROA) 5% 13% 11%

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

(ROE) 10% 31% 43%

Ta thấy rằng cả ROA và ROE của công ty PVD đều được cải thiện dần qua các năm 2006,2007 và 2008.

Đầu tiên ta sẽ đi xem xét tỷ số ROA qua 3 năm . Ta thấy ROA năm 2007 tăng so với năm 2006 tuy nhiên ROA năm 2008 lại giảm so với năm 2007 . Việc giảm này là phù hợp với lí do ta giải thích ở phần trên là do tổng tài sản của năm 2008 gần gấp 2 lần so với tổng tài sản năm 2007 trong khi đó thì lợi nhuận thuế tăng không nhiều như vậy .

Còn đối với ROE thì có mức tăng liên tục qua 3 năm điều này thể hiện 2 lí do : thứ nhất là do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thuận lợi, thứ hai

là do đòn bẩy tài chính của công ty ngày càng tăng phối hợp với hoạt động kinh doanh tốt đã khuyếch đại được ROE của công ty .

Tiếp theo ta sẽ phân tích Dupont hai tỷ số này . Như ta đã biết thì:

ROA = Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản

Như những gì ta đã xem xét ở trên thì việc gia tăng ROA qua các năm là kết quả của cả việc gia tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản , tuy nhiên đối với năm 2008 thì việc ROA giảm so với năm 2007 có nguyên do là do hiệu suất sử dụng tài sản giảm sút trong năm 2008 (chỉ là 14% so với 21% vào năm 2007) và nguyên do gốc là do tổng tài sản tăng nhanh so với mức tăng của doanh thu đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm (vì mức vay nợ để đầu tư cho PVD-3 trong năm 2008 tăng cao làm cho phần nguồn vốn tăng và tương ứng thì tổng tài sản cũng phải tăng nhanh).

ROE = ROA x đòn bẫy tài chính

= Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản x đòn bẫy tài chính

Sử dụng phần phân tích Dupont để giải thích cho biến động của ROA qua các năm ta sẽ giải thích tiếp cho việc gia tăng của ROE qua các năm . Như ta đã thấy với công thức ROE = ROA x đòn bẫy tài chính thì việc thay đổi của ROE qua các năm sau khi ta đã xem xét ROA ở trên là do việc gia tăng đòn bẫy tài chính qua các năm. Ta biết được điều đó là do với việc gia tăng đòn bẫy tài chính do việc vay nợ để thực hiện các dự án đầu tư cùng với kết quả hoạt động tốt đã giúp cho ROE của PVD tăng cao hơn so với ROA . Và đặc biệt đòn bẫy tài chính là cao nhất vào năm 2008 khi mà ROA trong năm 2008 giảm sút so với 2007 nhưng lại có mức ROE cao hơn nhiều so với năm 2007 , và điều này cũng lại một lần nữa được giải thích là do năm 2008 PVD đã vay nợ nhiều để tài trợ cho các dự án mới là PVD-2 và PVD-3. Đồng thời ta cũng cần lưu ý thêm là PVD đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và chính điều này cũng mang lại thành quả ROA và ROE như trên . Do đó trong tương lai mà cụ thể là vào 2009 trở đi thì ROA và ROE sẽ có thể giảm sút do

mức ưu dãi thuế này không còn nữa. Đồng thời việc công ty phát hành cổ phiếu để tăng vốn cũng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến ROE trong tương lai.

Sau đây là đồ thị biểu diễn ROA và ROE trong các năm qua và dự báo cho những năm tiếp theo .

Tiếp theo ta sẽ so sánh chỉ số ROA và ROE của PVD so với một vài công ty khác trong ngành tại Việt Nam .

Mã CK ROA(%) ROE(%) Nợ/Tổng tài sản (%) APS 6.378 17.015 60 PGS 1.524 6.706 79 PLC 5.24 21.058 73 PVC 14.64 23.567 40 PVD 17.724 44.098 58 PVE 4.52 21.499 73 PVS 6.721 27.225 73 VSP 4.435 8.081 31

Số liệu lấy từ báo cáo tài chính quý 4/2007

Qua bảng số liệu về ROA và ROE trên báo cáo tài chính quý 4/2007 của các công ty ta thấy rằng ROA và ROE của PVD là cao hơn rất nhiều so với các công ty trong cùng ngành một phần là do công ty có tình hình hoạt động tốt ít bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế và do có mức đòn bẫy tài chính cao (tương tự các công ty trong ngành có nợ trên tổng tài sản từ 40% đến 80%).

Tiếp theo ta sẽ so sánh PVD với một vài côngt y trong ngành trong khu vực.

Hệ số

Apexindo Pramata Duta-

Indonesia China Oilfield Services Ltd PVDrilling

Tỷ suất lợi nhuận gộp 38% 34% 33% Tỷ suất lợi nhuận ròng 17% 24% 26%

ROA 15% 12% 11%

ROE 7% 17% 43%

Giá trị vốn hóa (Triệu

USD) 530 2059 524

Sử dụng số liệu năm 2008.

Qua việc so sánh với vài công ty cùng ngành trong khu vực ta thấy khả năng sinh lợi của PVD cũng khá tốt nhất là khi so sánh ROE thì PVD có ROE khá cao , điều này có thể là thành công của PVd trong việc sử dụng nợ . Còn về ROA thì cũng gần như là ngang bằng các công ty trên . Điều này cho thấy khả năng hoạt động của công ty là tốt khi mà gái trị vốn hóa là thấp hơn các công ty đó .

Từ những phân tích trên về tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư, ta thấy PVD là một công ty có tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư khá tốt so với công ty trong nước cũng như trong khu vực ở cùng ngành và có nhiều triển vọng phát triển tốt trong tương lai . Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét ở một số yếu tố là việc ưu đãi thuế trong tương lai không còn nữa cùng với việc có đòn bẫy tài chính cao cộng thêm doanh thu của PVD đa số là bằng USD ( dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá) sẽ ít nhiều ảnh hưởng bất lợi đến tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tưu của công ty nói riêng cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVD nói chung .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÔNG TY mẫu PVD (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w