Dân chủ hoá các hoạt động của trờng THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả đối mới Chương trình SGK THCS trên địa bàn TX Cửa Lò Tỉnh Nghệ An (Trang 102)

I. Những nhận định sau khi nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn việc quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trởng qua một năm thực

a) Dân chủ hoá các hoạt động của trờng THCS

Theo Từ điển Bách khoa: "Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do". Dân chủ cũng đợc vận dụng vào cách tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định.

Với t cách là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nớc, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nớc. Khác với các hình thức khác của thiết chế nhà nớc, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của một công dân, tính tối cao của pháp luật đợc chính thức thừa nhận; những cơ quan cơ bản của Nhà nớc do dân bầu cử mà ra. Dân chủ thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Thuật ngữ dân chủ (democracy, democratic) theo gốc Hy Lạp đợc ghép từ hai thành phần: Demos ( dân) và Kratos ( quyền lực).

Dân chủ phải gắn liền với các mặt khác của xã hội: - Dân chủ phải đi với văn hoá dân chủ.

- Dân chủ phải đi đôi với dân trí, dân chủ là tinh hoa của dân trí.

Trong thời đại chuyển từ văn minh nông nghiệp, công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, tri thức, trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nh vũ bão và trở thành lực lợng trực tiếp thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, những ngời lao động tham gia xây dựng xã hội và

cuộc sống bản thân không chỉ bằng sức lực cơ bắp mà còn bằng sức lực trí tuệ thì dân chủ càng đòi hỏi phải có dân trí, trong đó giáo dục là chủ lực. - Dân chủ phải đi đôi với pháp luật. Đó là lý do cần thể chế hoá hoạt động của lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội. Và để cho những thể chế đó vận hành trong thực tiễn thì phải có cơ chế, cái đảm bảo cho quyền dân chủ là loại cơ chế xã hội. Nó đợc xem là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự vận hành của hệ thống nhằm thực hiện chức năng đã đề ra. Cũng có thể hiểu, cơ chế là cách thức tổ chức họat động có hệ thống.

Từ khi ra đời, Đảng ta đã chú trọng vấn đề dân chủ, đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành quyền dân chủ. Sau khi giành đợc chính quyền, nớc Việt Nam dân chủ ra đời, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quá trình nhân dân thể hiện và phát huy quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Mục tiêu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở nớc ta nh Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (Khoá VI), BCH Trung ơng đã xác định là " nhằm phát huy nhân tố con ng- ời, phát huy cao độ tính tự giác và sáng tạo to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội mới".

- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII, trong phần: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nớc, xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc CHXHCN Việt Nam lại khẳng định quan điểm: " Xây dựng Nhà nớc XHCN của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cơng xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" (trang. 129)

- Hội nghị BCHTW lần thứ năm khoá VIII đã khẳng định: " Tiếp tục phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nớc, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nớc".

- Bộ Chính trị đã có chỉ thị 30- CT/TW ngày 18/2/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Chính phủ đã có Nghị định 71/1998/NĐ - CP ngày 8/9/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

Để thực hiện dân chủ trong quản lý xã hội của Nhà nớc ta, các cơ quan, các tổ chức xã hội, các đơn vị quản lý nhà nớc đã có các quy định về dân chủ hoá các hoạt động.

- Văn kiện Đại hội IX của Đảng lại khẳng định "Xây dựng nớc Việt Nam dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Đối với Giáo dục và Đào tạo, chúng ta hãy xem xét các mặt dân chủ hoá: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 04/2000/QĐ - BGD&ĐT ngày 1/3/2000 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trờng.

Dân chủ hoá quá trình đào tạo nghĩa là dân chủ hoá các thành tố của quá trình đào tạo Mục tiêu - Nội dung - Phơng pháp - Thầy - Trò, trong đó DCH hai thành tố Thầy - Trò là trung tâm, là hạt nhân của quá trình DCH.

* Dân chủ hoá nhà trờng:

Dân chủ hoá nhà trờng là tạo môi trờng dân chủ để tất cả mọi ngời đều có quyền tham gia quản lý và giải quyết các công việc của nhà trờng với phạm vi và đối tợng cụ thể.

Dân chủ hoá quản lý nhà trờng gắn liền với việc tăng cờng quyền tự chủ của nhà trờng, với việc tranh thủ các lực lợng xã hội vào việc tổ chức và quản lý công việc nhà trờng.

Dân chủ hoá nội bộ trờng học gắn liền với sự hình thành và hoạt động tích cực của các tổ chức quản lí giáo viên và học sinh, phát huy tính chủ động theo chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trờng tham gia vào các hoạt động của nhà trờng.

Nội dung cơ bản của DCH quản lý nhà trờng đã đợc thể chế hoá trong Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trờng ban hành theo Quyết định 04/2000 của Bộ trởng Bộ GD&ĐT.

* Một số biện pháp thực hiện dân chủ hoá nhà trờng:

Bảo đảm thông tin đầy đủ và kịp thời cho cán bộ giáo viên, làm cho họ nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ ( Theo Pháp lệnh công chức), gắn quyền lợi với nghĩa vụ của từng thành viên trong nhà trờng. Công khai hoá các hoạt động quản lí theo tinh thần Nghị định 71/CP của Chính phủ và Quyết định 04/2002 của Bộ trởng Bộ GD&ĐT.

Tổ chức tốt các hình thức thực hiện dân chủ đại diện cũng nh dân chủ trực tiếp, tạo môi trờng tốt để CBGV đợc: Biết - Bàn - Làm - Kiểm tra trong các hoạt động của nhà trờng mà hoạt động s phạm là cốt yếu.

- Tổ chức tốt hội nghị CBCC.

- Tổ chức có hiệu quả các hình thức đối thoại, phát huy vai trò Công đoàn, tạo điều kiện để Công đoàn tham gia công tác quản lí nhà trờng và CBGV thực hiện nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn. Xây dựng các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trờng và phát huy dân chủ, tự quản của các tổ chức này và đẩy mạnh phong trào thi đua " Dạy tốt, học tốt" trong nhà trờng.

* Triển khai các biện pháp trên bằng:

- Tổ chức học tập các văn bản chủ yếu: Chỉ thị 30/ CP - TW của Bộ Chính trị; Pháp lệnh CBCC; Nghị định 71/1998/NĐ - CP của Chính phủ; Quy chế đánh giá công chức hàng năm ( ban hành theo QĐ số 11/1998/TCCP - CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trởng - Trởng ban tổ chức - CBCP); Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trờng.

- Xây dựng các quy định, quy chế, nội quy hoạt động của nhà trờng.

- Làm tốt vai trò quản lí nhà nớc của Hiệu trởng, kết hợp đúng đắn chế độ thủ trởng và nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Xây dựng nhà trờng thành khối đoàn kết nhất trí. - Đẩy mạnh thực hiện XHHGD trong nhà trờng.

b)Phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lí trờng THCS

Căn cứ vào Luật Giáo dục và Điều lệ Trờng Trung học, bộ máy của Trờng THCS bao gồm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả đối mới Chương trình SGK THCS trên địa bàn TX Cửa Lò Tỉnh Nghệ An (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w