Nguồn gốc giai cấp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 85)

Việc phát hiện ra sự tồn tại giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp không phải là phát hiện mới trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Một trong những phát hiện mới và cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở chỗ chỉ ra rằng sự tồn tại của giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp không phải là bản tính của con người, cũng không phải là sự tiền định mà chỉ là hiện tượng có tính lịch sử. Theo C.Mác : “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển

lịch sử nhất định của sản xuất ”.

Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời

và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, bởi vì chỉ có trong điều kiện đó mới có khả năng khách quan làm phát sinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong qua trình sản xuất xã hội. Tuy nhiên chỉ có chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn chưa đủ để làm phát sinh giai cấp trong xã hội nếu chưa có sự phát triển của LLSX đến một mức độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó làm xuất hiện thời gian lao động thặng dư của xã hội, biểu hiện thành sự dư thừa của cải tương đối của xã hội. Vì vậy, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của LLSX. Đó là vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là của xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tương lai.

Sự hình thành và phát triển giai cấp trong lịch sử có thể diễn ra với những

hình thức, mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát quá trình hình thành, phát triển giai cấp ở các cộng đồng người trong

lịch sử ở hai hình thức cơ bản. Đó là : sự hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu dưới sự tác động của nhân tố bạo lực và sự hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu với sự tác động của quy luật kinh tế phân hóa những người sản xuất hàng hóa trong nội bộ cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w