Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHS

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 70)

- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.

LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó LLSX là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn QHSX là “hình thức xã

hội” của quá trình đó. Trong đời sống hiện thực, không thể có sự kếp hợp các nhân

tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Mối quan hệ thống nhất giữa LLSX và QHSX tuân theo nguyên tắc khách quan : QHSX phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của LLSX trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định ; bởi vì, QHSX chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn LLSX là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, QHSX, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của LLSX. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của QHSX với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển LLSX. Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.

- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, LLSX của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp cua QHSX đối với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của LLSX lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những QHSX từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó. Từ chỗ là những hình thức phát triển của LLSX, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các LLSX.

Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tê - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt đối lập,xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với sự phát triển của LLSX. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật, “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính

chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.

Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX chính là nội dung cơ bản của “quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX”.

II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w