Khái niệm LLSX, QHS

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 69)

Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần có các nhân tố về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,...của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ

của quá trình sản xuất,...). Toàn bộ các nhân tố vật chất; kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Như vậy, LLSX là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Cũng do đó, trình độ phát triển của LLSX phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người : trình độ thủ công của LLSX phản ánh

trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với LLSX ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.

Trong các nhân tố tạo thành LLSX, nhân tố “người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của LLSX và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.

LLSX là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố người lao động và tư liệu sản xuất.

QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái xuất xã hội). QHSX bao gồm : quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những QHSX này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w