Khái niệm kiến trúc thượng tầng (KTTT)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 72)

Khi phân tích những QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của việc xác lập trên đó những quan hệ chính trị - xã hội, C.Mác viết : “Toàn bộ những QHSX ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một KTTT pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”.

Như vậy, theo quan điểm của Mác, khái niệm KTTT dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một CSHT kinh tế nhất định.

KTTT của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy KTTT của một xã hội bao gồm : hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị tương ứng của chúng.

Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống KTTT của xã hội.

Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của

xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn triết (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w