PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Dư luận trường đh nông nghiệp với nạn bạo lực học đường bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay (Trang 72)

Sau quá trình nghiên cứu,điều tra và phân tích xử lý thông tin ta có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của bầu không khí tâm lý nhóm cung với sự lãnh đạo của người thủ lĩnh đối với kết quả hoạt động của nhóm.

Trong một tập thể bầu không khí tâm lý có một ý nghĩa vô cung quan trọng nó quyết định sự phát triển, gắn bó hay xung đột của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình hoạt động và học tập của nhóm bầu không khí tâm lý là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm năng suất hoạt động, chất lượng học tâp, công việc . vậy bầu không khí tâm lý là gì?

“ Bầu không khí tâm lý là một hệ thống các trạng thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một tập thể(hay một nhóm) nào đó. Nó thể hiện một cách tập trung toàn bộ tính chất của những trạng thái tâm lý xã hội như:tình cảm, ý chí, nguyện vọng cũng như tri thức của số đông người nhóm”.

“Bầu không khí tâm lý được hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau của con người và được bộc lộ qua hành vi của họ, trong những phản ứng không chủ định hoặc có chủ định đối với nhau, trong các hình thức phương thức giao tiếp ”.

Trong những ngày chuẩn bị cho ngày kỷ niệm thành lập trường thì các thành viên trong tập thể lớp này đã thể hiện một tinh thần đoàn kết chặt chẽ gắn bó với nhau, cùng nhau chia sẻ công việc tạo nên một bầu không khí làm việcthân thiện, hòa đồng. Điều này được thể hiện qua những hành động như là:

- Nhóm trưởng phân công công việc đều cho mọi người.

- Các thành viên tự giác và hăng hái thực hiện những công việc mà mình được giao(thái độ của mọi người với công việc)

- Các thành viên luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. - Nhóm ít xảy ra xung đột.

Để có được điều này người thủ lĩnh đã đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi cách lãnh đạo của người này có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý của nhóm. Khi người thủ lĩnh ,biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách quan đối với các thành viên thì sẽ khích lệ được tinh thần làm việc hăng say của họ.

Khi người thủ lĩnh biết phân công những công việc phù hợp với khả năng trình độ của từng thành viên thì họ sẽ cảm thấy thích thú hơn với công việc , vui vẻ hơn, nhiệt tình hơn. Ngược lại, nếu công việc được giao không phù hợp với năng lực chuyên môn sở thích thì thành viên trong nhóm sẽ làm việc với một tâm trạng miễn cưỡng bực bội thiếu nhiệt tình và không kích thích được sự sáng tạo của họ. tồi tệ hơn có thể họ sẻ cảm thấy tiêu cực, chán ghét công v iệc từ đó sẻ khiến cho kết quả công việc không được tốt.

Ví dụ như một thành viên trong nhóm được phân công việc chuẩn bị môt tiết mục văn nghệ nhưng thành viên này lại thích được tham gia chuẩn bị cho việc cắm trại thì cái sự nhiệt tình cho công viêc của họ ít nhiều sẽ bị giảm sút.

Bên cạnh vai trò lãnh đạo của thủ lĩnh thì bầu không khí làm việc trong nhóm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của cả nhóm và từng thành viên trong nhóm từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của nhóm.một bầu không khí hòa thuận được tổ chưc một cách chặt chẽ với nhiều hoạt động tích cực, họ sống với nhau rất tình cảm và đoàn kết chích là điều kiện thuânj lợi cho sự phát triển nhân cách, năng lực của từng thành viên giúp họ điều chỉnh

hành vi của mình sao cho phù hợp với những yêu cầu và mục đích chung của nhóm từ đó khối lương công việc và kết quả công việc cao nhất. ngược lại, một nhóm có bầu không khí tẻ nhạt, căng thẳng sẽ làm cho các thành viên cảm thấy chán nản ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm lẫn nhau gây nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ nhóm hoặc có thể là sảy ra cãi vã đấu đá, căm ghét nhau...kết quả của công việc không được như mong đợi.

Trong quá trình hoạt động không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ mà đôi khi trong nhóm gặp phải những rắc rối và xung đột trong nhóm. Những xung đột nảy sinh có thể là do:

- Sự mâu thuẫn về quyền lợi vạt chất hoặc tinh thần giữa các thành viên trong nhóm.

- Trong nhóm có thể có những thành viên có nhân cách xấu như là hay cắu gắt, ích kỷ, hẹp hòi chỉ biết bản thân mình...

Để giải quyết những xung đột như thế trong nhóm cần phải có vai trò của người thủ lĩnh. Người thủ lĩnh cần phải nắm được tâm lý nhóm tâm lý của từng thành viên từ đó tác động đúng lúc, đúng chỗ và tế nhị thì mới có thể giải quyết mâu thuẫn và đưa nhóm tiến lên được. Một lần nữa ta thấy vai trò hết sức quan trọng của người thủ lĩnh.

Nói tóm lại, người thủ lĩnh đóng vai trò trong việc giải quyết hài hòa lợi ích của các thành viên trong nhóm, phân công công việc, đánh giá khen thưởng một cách công bằng, hợp lý . Người thủ lĩnh phải có tinh thần trách nhiệm cao, biết xây dựng và giữ gìn bầu không khí tâm lý nhóm thân thiện, vui vẻ, lạc quan để có thể hoàn thành và đạt kết quả cao trong công việc.

Qua quá trình tìm hiểu ta có thể khẳng định rằng :

“ Bầu không khí tâm lý quy định hành vi, tính tích cực của tưng thành viên trong nhóm khi thực hiện các hoạt động cung nhau.

Bầu không khí tâm lý ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc chung của nhóm”.

Người thủ lĩnh đứng đầu nhóm là người giữ vai trò quyết định đến sự hình thành bầu không khí tâm lý nhóm.

VI. PHỤ LỤC

Sử dụng và tham khảo tài liệu “bài giảng tâm lý học xã hội” của Ts. Đặng Thị Vân.

Một phần của tài liệu Dư luận trường đh nông nghiệp với nạn bạo lực học đường bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay (Trang 72)