tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên.
.Trong gia đình người phụ nữ thường là người phải lao động và
.Quan hệ cha mẹ và các con cái. Trong gia đình người con trai là
người “ Nối dõi tông đường” ( thường là con trưởng ) để giữ gìn cơ nghiệp và duy trì gia thống.
.Hiếu thảo là đạo lý sâu xa trong gia đình truyền thống Việt.
-Các mối quan hệ khác trong gia đình .
+ Quan hệ giữa ông bà - con cháu. Trong lễ giáo truyền thống thì người cao tuổi nhất được tôn vinh. Đó chính là người ông hoặc cụ ông trong gia đình .
-Chức năng của gia đình truyền thống.
.Là 1 đơn vị kinh tế độc lập , tự sản tự tiêu.
.Người chồng thường là trụ côt gia đình nắm quyền kiểm soat kinh
tế trong gia đình.
.Cách tổ chức quản lý gia đình mang tính gia trưởng. .Đông con là 1 giá trị của gia đình truyền thống.
-Chức năng giáo dục trong gia đình truyền thống và nội dung giáo dục là đạo đức và cách sống làm người.
.Người cha thường giáo dục con nằng sự nghiêm khắc, người mẹ
giáo dục bằng sự nhân từ.
.Đề cao các giá trị đạo đức và giá trị đó chi phối hầu hết các mối
quan hệ của gia đình.
.Cha mẹ thường thương yêu và chăm sóc con cái hết lòng , con cái
thì hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em thường thương yêu gắn bó , tình cảm vợ chồng thường thuận hòa thủy chung.
.Tình cảm đới với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm
quê hương và tình yêu đất nước.
-Đặc điểm và thiết chế của gia đình Việt Nam truyền thống.
.Gia đình là 1 thiết chế trung tâm của xã hội.
.Gia đình là 1 mẫu hình để tổ chức xã hội và nhà nước
.Tục thờ cúng tổ tiên được nâng lên thành đạo hiếu - đạo tổ tiên. .Người trụ cột gia đình là người chịu trách nhiệm trước pháp luật
tất cả các hành vi của những thành viên trong gia đình.
.Mỗi 1 cá nhân trong gia đình bị ràng buộc kiểm soát bởi luân lý
phong tục lễ nghi và pháp luật.
.Về hôn nhân và quan hệ vợ chồng “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó “ .Người chồng giữ nghĩa với người vợ và người vợ thủy chung với
người chồng.
.Gia đình là 1 thiết chế gia trưởng.
Gia đình truyền thống Việt Nam có những đặc trưng như vậy. Vậy gia đình Việt Nam hiện đại biến đổi như thế nào.
1. Cấu trúc gia đình.
-Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 mô hình gia đình 2 thế hệ gia đình hạt nhân khá phổ biến ở Việt Nam. ( 63.4 %) . Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên , gia đình mở rộng có xu thế giảm. -Tuy nhiên cấu trúc gia đình có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. ở nông thôn gia đình có quy mô nhỏ hơn ở thành thị. Đồng
thời tỷ lệ gia đình có 3 thế hệ ở nông thôn cũng thấp hơn ở thành thị.
-Vậy nguyên nhân do đâu.
1. Trong quá trình đô thị hóa gia đình hạt nhân có nhiều ưu điểm hơn so với các hình thái gia đình khác. Vì nó tồn tại độc lập, gọn nhẹ và có khả năng thích ứng nhanh với các biến chuyển của xã hội.
2. Xã hội CNH – HĐH mang đặc tính “ động “ rất cao và cần 1 cơ chế mở đủ vận hành thuận lợi. ( Tính động có đươ từ sự tự do lựa chọn nghề nghiệp). Mà gia đình hạt nhân vợ chồng là trọng tâm có thể tự do lựa chọn nơi ở mà không bị sức ép từ gia đình , dòng họ.
3. Xu hướng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị để làm việc rồi lập gia đình ở đó và điều kiện đất đai nhà ở thành thị bị hạn chế.
2. Chức năng gia đình.
Gia đình có 4 chức năng cơ bản. Sinh sản Giáo dục
Kinh tế
Tâm lý tình cảm a. Chức năng sinh sản
- Tuy nhiên trong gia đình hiện đại đã có sự thay đổi về quan niệm này. Theo kết quả điều tra Việt Nam năm 2006 tỷ lệ người đồng ý gia đình phải có nhiều con là khá thấp ( 18.6% cao tuổi, 6.6% người 18 – 60 tuổi , 2.8% vị thành niên). Quan niệm gia đình phải có con trai vẫn được đại bộ phận dân số đồng tình ( 37% người 18 – 60 ). Họ cho rằng để nối dõi tông đường , để có nương tựa lúc tuổi già … và có 63% người ở độ tuổi 16- 60 cho rằng không nhất thiết phải có con trai. Như vậy đại bộ phận dân số đã nhận thức được giá trị của con cái.
b. Chức năng giáo dục
- Chức năng này được tăng cường hơn bao giờ hết và trỏ thành 1 trách nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác.
- Trong quá trình CNH – HĐH nhu cầu về lao động có tay nghề tăng cao nên tiêu chuẩn của việc giáo dục con cái cũng phải tăng theo. Chính vì vậy sự quan tâm của cha mẹ tới con cái cũng được tăng lên. Tuy nhiên sự quan tâm này không giống nhau giữa các khu vực vùng miền. Cha mẹ ở thành thị chăm lo tới việc học của con cái hơn so với nông thôn. Tây Bắc là vùng có tỉ lệ cha mẹ quan tâm đến việc học của con cái thấp nhất. Người H mông là dân tộc có tỉ lệ cha mẹ quan tâm tới việc học của con cái thấp nhất. Điều đáng chú ý là
nhóm cha mẹ có học vấn cao và có thu nhập cao thì mức độ quan tâm đến việc học của con cái là nhiều hơn.
c. Chức năng kinh tế của gia đình.
- Do quá trình CNH mà gia đình và nơi làm việc bị tách rời nhau về mặt không gian do đó chức năng sản xuất của gia đình bị suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu dùng được tăng cường. Vì vậy mức thu nhập của các thành viên trong gia đình quyết định đến lối sống của gia đình. Đối với trường hợp của các gia đình nông thôn thì 2 chức năng này không bị phân chia rạch ròi nhưng dưới cơ chế xã hội láy việc sản xuất phục vụ cho việc trao đổi thì việc sản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy giảm.
- Các hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên. Đồng thời chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn là các hoạt động tạo ra thu nhập.
d. Chức năng tình cảm.
- Chức năng này đang dần dần được xem trọng. Hỗu hết các gia đình ở Việt Nam vẫn còn tồn tại vững chắc đặc tính “ Gia đình chế độ tức là kỳ vọng vào vai trò trụ cột về kinh tế và vai trò làm cha của người chồng hơn là kỳ vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Còn người chồng thì ưu tiên kỳ vọng vào vai trò quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trò làm mẹ của người vợ.”
- Trong đời đống tinh thần, tình cảm của gia đình thì việc con cái đã tách hộ vì thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta. Không chỉ con cái là chỗ dựa của cha mẹ mà cha mẹ cũng là chỗ dựa của con cháu trong cuộc sống hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu mình 1 trong các hoạt động dau: Về kinh té, về kinh nghiệm-quyết định các việc quan trọng của gia đình, về chăm sóc gia đình,- nội trợ và chăm sóc con cháu. Tuy nhiên việc hỏi han, trò chuyện giữa cha mẹ và con cái có xu hướng giảm. Có 37,55 người cao tuổi cho biết họ thường trò chuyện, tâm sự chuyện vui với vợ hoặc chồng của mình; 24,8% tâm sự, trò chuyện với con và 12,55 tâm sự với bạn bè, hàng xóm.
• Sự biến đổi về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó, cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình( vợ- chồng; cha- con; anh- em) tuân theo 1 trật tự, trật tự chặt chẽ.
- Tuy nhiên, mối quan hệ này đang dần có những thay đổi đáng kể. dức nặng của tôn ti, trật tự không còn nặng nề như trước mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn hơn theo kiểu” tiên kính dưới nhường” và đề cao sự tự do cá nhân.
- Do số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giamtr mà thu nhập gia đình lại tăng len nên cha mẹ có điều kiện nuôi con tốt hơn dẫn đến 1 số trường hợp sinh ra chiều chuộng con 1 cách thái quá. Bên cạnh đó, cha mẹ đi làm suốt ngày phần lớn xa nhà, ít có thời gian gần con, chăm sóc và theo dõi việc học tập, vui chơi của con cái. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ phó mặc con cái trong nhà truwowgf, cho các đoàn thể trong việc giáo dục văn hóa và nhân cách. Đồng thời, không ít con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ mặc dù còn đi học và chưa trưởng thành. Vì vậy nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong 1 số gia đình Việt Nam trở nên khá lỏng lẻo và nảy sinh nhiều vấn đề. • Sự biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
- Trong xã hội hiện đại, vị thế của người phụ nữ ngày càng được xác nhận. người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình. Đồng thời các thành viên trong gia đình cũng từng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình với người phụ nữ, tạo điều kiện giúp đỡ phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển. cụ thể:
- Trong gia đình Việt Nam, truyền thống, người chủ gia đình thường là đàn ông, họ là người quyết định chính cho những việc lớn của gia đình.
- Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm về người chủ gia đình rất đa dạng. người chủ gia đình có thể là người đàn ông/ người chồng; người phụ nữ/ người vợ hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể. Qua đây, có thể thấy rằng phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trong gia đình.
+ Sở hữu tài sản.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống,ty lệ người đàn ông / người chồng đứng tên các giấy tờ sở hữu tài sản lớn trong gia đình lớn hơn rất nhiều với người phụ nữ / người vợ.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, dưới tác động của quá trình đô thị hoá cũng như các chính sách của nhà nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu các tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng nhiều quyền sở hữu các tài dản của hộ gia đình hơn.
+ Phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhười vợ được coi là phù hợp với công việc trong nhà, người chồng phù hợp với công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao và xa gia đình.
Trong gia đình Việt nam hiện đại, phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn. Trong gia đình, thường cả 2 vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn.