Thông qua các phương pháp thực hiện đề tài, chúng ta đã thu thập được những kết quả như sau:
Có đến 70% các bạn sinh viên đánh giá hiện nay bầu không khí tâm lý nhóm là nhàm chán, buồn tẻ, không tạo ra được khí thế học tập. Bởi vậy mà kết quả hoạt động của nhóm chưa thực sự cao. Có 15% sinh viên đánh giá bầu không khí tâm lý bình thường và 15% sinh viên đánh giá là bầu không khí tâm lý nhóm vui vẻ, hào hứng và thú vị.
kết hợp với phỏng vấn sâu, thì theo ý kiến của các bạn sinh viên tham gia trong môn phương pháp xã hội học cho biết việc hoạt động nhóm chưa thực sự nghiêm túc, bầu không khí của nhóm luôn tồn tại trạng thái căng thẳng, công việc luôn trì trệ, hiệu quả của công việc không đảm bảo ảnh hưởng tới công việc học tập rất lớn. Các thành viên trong nhóm chưa chịu hòa mình vào công việc chung của cả nhóm, sự gò bó vẫn diễn ra, đôi khi các thành viên trong nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình gây ảnh hưởng chung đến công việc của cả nhóm.
Trong nhóm các thành viên vẫn có sự bất đồng, đôi lúc vẫn có sự cãi vã, xung đột không đáng có càng khiến cho bầu không khí tâm lý của nhóm càng trở nên căng thẳng hơn. Trong nhóm sự liên kết chưa có dẫn tới sự rời rạc trong tổ chức nhóm. Các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác chưa có sự chung tay của mọi thành viên.
Vậy điều đó xuất phát từ đâu? Qua điều tra cho thấy có rất nhiều nguyên nhân đẫn tới điều đó nhưng chủ yếu là tập trung ở những nguyên nhân sau:
Đầu tiên có thể nói đến là do các thành viên trong nhóm chưa hiểu nhau dẫn đến sự bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ cũng như phương pháp thực hiện. Mỗi người một ý kiến và cùng với đó là việc không biết lắng nghe và chia sẻ sẽ dẫn tới trường hợp có những ý kiến bị bỏ qua khiến cho thành viên đưa ý kiến bị bỏ đó thấy mình bị thiếu tôn trọng. Phong cách làm việc cũng khác nhau nếu như các thành viên không thực sự không hiểu nhau sẽ rất khó khăn trong việc hợp tác, không có sự ăn ý với nhau trong hoạt động tạo nên những mâu thuẫn trong nội bộ.
Nguyên nhân thứ 2 cần đề cập tới đó là do quy chế đào tạo tín chỉ quá nặng. Sinh viên phải trải mình với nhiều môn học, trong quá trình học sinh viên không học các môn cùng nhau mà trong môn nào cung phai tham gia vào hoạt động nhóm. Đôi lúc sinh viên cảm thấy mình bị loạn không biết môn này mình ở nhóm nào, thành viên nhóm gồm những ai và chỉ gặp nhau trong thời gian rất ngắn để tạo nên một nhóm các thành viên chưa kịp hiểu về nhau. Hơn thế nữa, lượng kiến thức mà mỗi sinh viên phải tiếp thu là quá lớn trong khi đó số lượng tài liệu thì hạn hẹp, thời gian giáo viên giảng dạy bị rút ngắn khiến cho sinh viên tiếp thu kiến thức
rất khó. Như vậy, sinh viên phải cố gắng để làm sao có thể hiểu và nắm hết được lượng kiến thức đó.
Một nguyên nhân nữa mà không thể bỏ qua đó là do giáo viên chưa hướng dẫn và tạo không khí học tập. Đây cũng là một nguyên nhân khá quan trọng mà không thể bỏ qua. Kinh nghiệm để có thể hình thành được một bầu không khí tốt cần có sự tư vấn và giúp đỡ của giáo viên. Giáo viên sẽ là người định hướng cho các nhóm sẽ hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả thực sự. Kết quả tốt không chỉ đánh giá qua kết quả học tập mà còn đánh giá qua sự liên kết trong nhóm, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Trong quá trình điều tra cũng cho thấy rằng bầu không khí tâm lý nhóm có một phần phụ thuộc vào sự điều hành của nhóm trưởng. Đa số sinh viên cho rằng nhóm trưởng có một vị trí mà không ai có thay thế được. Theo điều tra thì việc nhóm trưởng là nam hay nữ không quan trọng mà quan trọng ở đây là sự điều hành công việc, phân chia công việc, chỉ đạo các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng luôn là người gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhóm, có tráh nhiệm thúc dục các thành viên trong nhóm hoàn thành công viêc đã được giao.
Thông qua tất cả những ý kiến về thực trạng và nguyên nhân về bầu không khí tâm lý nhóm thì chung tôi cung đã tham khảo ý kiến sinh viên và đưa ra một số giải pháp như sau:
Đối với thành viên các nhóm cần phải hiểu nhau hơn, luôn luôn lắng nghe và luôn luôn chia sẻ. Đây sẽ là một động lực rất lớn tạo tiền đề cho sự phát triển của cả nhóm sau này. Mọi người sẽ luôn biết đòa kết cùng giúp đỡ nhau trong học tập cùng như trong cuộc sống đời thường. Đây có lẽ là một giải pháp nghe thì khá đơn
giản nhưng thực ra rất khó để thực hiện bởi lẽ để mọi thành viên hiểu nhau là cả một quá trình lâu dài.
Bên cạnh đó nhóm cũng cần xem lại những hạt động vừa qua của mình để từ đó có thể xem phương pháp làm việc của nhóm đã thực sự là hiệu quả chưa, điều gì còn thiếu xót cần phải chỉnh sửa. Khi lựa chọn phương pháp hoạt động của nhóm cần phải phù hợp với các thành viên trong nhóm, để tạo ra không khí thoải mái cho mọi người, gây sức cuốn hút cho mọi người cảm thấy thích tham gia.
Một giải pháp không thể không nhắc đến đó là bản thân từng thành viên cần phải nâng cao ý thức học tập cũng ý thức tham gia vào hoạt động nhóm. Việc nắm bắt được kiến thức sẽ giúp các bạn có thể hoàn thành nhanh chóng công việc học tập khi hoạt động nhóm và thêm vào đó là sự giúp đỡ của các thành viên sẽ tạo đà cho công việc càng thuận lợi và đạt được kết quả cao hơn.
Ngoài ra còn có một số giải pháp cũng cần được thực hiện như: giáo viên giúp đỡ các nhóm trong việc định hướng hoạt động nhóm, tạo điều kiện cho thành viên nhóm gần gũi nhau hơn. Hay là giảm tải bớt kiến thức học tập cho sinh viên, để sinh viên có thời gian tìm hiểu được nhiều hơn về môn học của mình....v.v.v...
V. Kết luận
Tất cả những điều trên là kết quả của quá trình nghiên cứu của chúng tôi về chủ đề : bầu không khí tâm lý nhóm của sinh viên xhh-k55 trong môn phương pháp xã hội học. Mong qua nghiên cứu này sẽ giúp các bạn sinh viên có thể có được một bầu không khí tâm lý nhóm thật tốt và đạt được hiệu quả cao trong học tập. Nó cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của bầu không khí tâm lý nhóm và các bạn cần thay đổi những gì thiếu xót để có dược một
bầu không khí tâm lý nhóm sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm. Một điều mong đợi nữa của đề tài là các thành viên trong nhóm ngày cang gắn chặt tinh cảm hơn và trở thành những người bạn thân thiết của nhau.
VI. Phụ lục
1. Sử dụng tài liệu : sách giáo khoa môn tâm lý học xã hội của TS. Đặng Thị Vân
2. Bảng hỏi sử dụng:
BẢNG CÂU HỎI
1. Kết quả học tập của nhóm bạn trong môn phương pháp có tốt hay không?
A. Có B. Không
2. Bạn thấy bầu không khí học tập nhóm môn phương pháp xã hội học thế nào?
A. Vui vẻ, hào hứng, thú vị B. Nhàm chán, buồn tẻ
D. Ý kiến khác………. 3. Nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy bầu không khí nhóm học tập như vậy? ( Nếu câu 2 bạn không chọn đáp án A )
A. Do các thanh viên không hiểu nhau B. Do chế độ đào tao theo tín chỉ quá nặng C. Ý kiến
khác……… D. Do giáo viên chưa hướng dẫn và tạo không khí học
tập
4. Theo bạn nhóm trưởng có là yếu tố quyết định đến bầu không khí của nhóm hay không?
A. Có B. Không
5. Vậy theo bạn nhóm trưởng là ai thì tốt nhất? (nếu bạn chọn câu 4 là đáp án a).
A. Nam B. Nữ
C. Không quan trọng
6. Theo bạn giải pháp nào giúp cho bầu không khí nhóm học tập sẽ tốt hơn?
A. Các bạn trong nhóm phải hiểu nhau, luôn luôn lắng nge và luôn luôn chia sẻ.
B. Phải thay đổi phương pháp làm việc của nhóm. C. Phải thay đổi trưởng nhóm.
D. Cần giảm tải kiến thức học tập.
E. Nâng cao ý thức tự học của bản than F. Ý kiến
khác………..
Họ và tên: Nguyễn Mai Phương Mã Sinh Viên: 554942
Gia Đình Việt Nam Biến Đổi Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại
Để hiểu hơn về chuyên đề này, trước tiên chúng ta cần hiểu:
-Truyền thống là những di sản tinh thần có giá trị trong quá khứ của môt nhóm xã họi xác định và luôn luôn được kế tục.
-Eản chất của truyền thống là sự lặp đi lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy, truyền bá, là sự kế thừa vae sáng tạo những kinh nghiệm sống của các thế hệ nối tiếp.
-Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó va rành buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.