Qua phân tích tài chính của công ty 3 năm ta nhận thấy:
Nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 bị giảm sút biểu hiện rõ nhất là lợi nhuận và 2 chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của công ty là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi của doanh thu đã giảm mạnh ở năm 2010 so với năm 2009. Nhưng sang đến năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty đã khả quan hơn khi lợi nhuận và 2 chỉ số này đã tăng trở lại.
Hệ số thanh toán tổng quát, hệ số tài trợ từ nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá tốt, tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên ổn định. Tuy hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp không cao ( dao động ở mức trung bình 0,5 < k < 1) có thể chấp nhận được. Nếu chỉ tiêu này cao và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại chỉ tiêu này thấp ( k < 0,5 ) sẽ làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của các tài khoản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ.
Ta nhận thấy rằng mức sử dụng nợ của công ty là hợp lý ( năm 2009 là 0.636, năm 2010 là 0,607, năm 2011 là 0,649). Công ty đang duy trì việc sử dụng nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất một cách có hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì và phát huy hệ số nợ này.
Thông qua bảng cân đối kế toán ta nhận thấy các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên năm 2010 sau đó lại giảm ở năm 2011 nhưng khoản mục này vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp cần xem xét lại tình hình thu hồi công nợ của mình, tìm ra những khách hàng đáng tin cậy nhằm giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán.
Mặc dù doanh thu qua các năm tăng nhưng lợi lại giảm hoặc tốc độ tăng chậm hơn doanh thu cho thấy chi phí của doanh nghiệp tăng. Doanh nghiệp cần xem xét lại các khoản mục chi phí, cân nhắc những hạng mục nào có thể tiết kiệm được.
Đối vối nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cho thấy đây là khoản mục quan trọng nhất. Nợ phải chiếm tỷ trọng lớn cũng cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp không cao.
Các khoản phải trả ngắn hạn tăng mạnh, phải trả công nhân viên tăng với tỷ lệ tương đối cao cho thấy doanh nghiệp chưa thực hiện tốt nghĩa vụ với công nhân viên. Một doanh nghiệp có hệ số thanh toán cao mà các khoản nợ người lao động, nợ nhà nươc chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó vẫn chưa gây ấn tượng tốt với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.